Thực Hiện Đúng Quy Định Về Nuôi, Chế Biến, Xuất Khẩu Cá Tra

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản trả lời ý kiến đề xuất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) về việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp liên quan đến Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Theo đó, các ý kiến, kiến nghị của VASEP, một số doanh nghiệp thuộc VASEP đã được Bộ NN&PTNT nghiêm túc lắng nghe, trao đổi, giải đáp trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo và trả lời bằng văn bản. Bộ NN& PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình công tác triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ NN& PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36 được Bộ ban hành trên cơ sở bám sát thực tế hoạt động trong nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra và yêu cầu tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Qua đó, hướng dẫn, làm rõ hơn các nội dung qui định trong Nghị định số 36, nhất là các nội dung về đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá tra, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, quản lý chất lượng, đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra để người dân, doanh nghiệp thực hiện thuận lợi.
Đồng thời, Thông tư cũng đảm bảo các thủ tục hành chính đơn giản, dể hiểu, giảm thiểu tối đã các thủ tục hành chính, không gây phiên hà cho thương nhân và người nuôi cá tra. Ngoài ra, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng chịu sự quản lý và thực hiện chế độ hậu kiểm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao thực hiện và phù hợp với hệ thống luật pháp hiện hành.
Trong quá trình soạn thảo Thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo là Tổng cục Thủy sản đã tổ chức nhiều cuộc họp Tổ soạn thảo và đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, VASEP góp ý cho dự thảo Thông tư tại Hà Nội, Cần Thơ... Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đối thoại với đại diện Lãnh đạo VASEP và một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra có sản lượng, kim ngạch xuất khẩu lớn.
Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị VASEP tuyên truyền, vận động hội viên nắm đúng, hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Nghị định 36, Thông tư 23, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất lĩnh vực và ngành hàng cá tra đã và đang có nhiều tiềm năng và lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.