Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng củng cố và phát triển các ngành hàng chủ lực; nghiên cứu và tổ chức sản xuất các ngành hàng tiềm năng trong chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái và thủy sản, nhằm phục hồi và ổn định tăng trưởng nông nghiệp với chỉ tiêu phấn đấu 5%/năm.
Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đổi mới tổ chức sản xuất như tăng quy mô sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ, cơ giới hóa và hạ tầng kỹ thuật. Chuyển dịch lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và du lịch.
Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có ít nhất 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn lên 2 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 2% mỗi năm; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.
Các tổ chức chính trị xã hội và các sở, ngành tỉnh, dựa trên chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan đơn vị, hàng năm chủ động đề xuất với Ban Điều hành nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cụ thể trong kế hoạch thực hiện hàng năm; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh và kế hoạch này để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho phù hợp điều kiện của địa phương mình...
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.

Trong khi các “vựa rau” ở Tư Nghĩa hay TP.Quảng Ngãi tiêu điều vì bị mưa vùi gió dập thì nhiều ruộng la ghim của nông dân xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại bán được giá.

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.