Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.
Đề tài được triển khai từ 2012 - 2014, với mục tiêu cung cấp một đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả những ao hồ bỏ hoang để cải tạo môi trường. Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, cụ thể xác định được loại chất đáy phù hợp để nuôi thương phẩm sá sùng, sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với vi tảo để nuôi sá sùng trong bể xi măng, đặc biệt là xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm sá sùng trong ao đất với tỷ lệ sống trên 60%.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm sá sùng cho người thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Đến nay, đã có 9 hộ dân tại huyện Cam Lâm, Vạn Ninh xây dựng được mô hình nuôi thương phẩm sá sùng, sản lượng trung bình 80kg/ao. Hội đồng khoa học công nghệ kiến nghị chủ nhiệm đề tài tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm chi phí thu hoạch, nâng cao nâng suất, nâng cao tỷ lệ sống để phát triển nghề sản xuất giống nuôi thương mại, nghiên cứu nuôi sá sùng với các đối tượng nuôi thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.

Trong khi các “vựa rau” ở Tư Nghĩa hay TP.Quảng Ngãi tiêu điều vì bị mưa vùi gió dập thì nhiều ruộng la ghim của nông dân xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại bán được giá.

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.