Bào Ngư Bạch Long Vỹ Là 1 Trong 10 Đặc Sản Hải Sản Việt Nam
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 10 đặc sản hải sản Việt Nam trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ 1, bao gồm: Sá sùng (Quảng Ninh), Bào ngư Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Mực nháy Cửa Lò (Nghệ An), Cá ngừ đại dương (Phú Yên), Sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên), Tôm hùm Bình Ba (Khánh Hòa), Mực một nắng Phan Thiết (Bình Thuận), Ốc vú nàng Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Còi Biên mai Phú Quốc (Kiên Giang), Tôm tít (Cà Mau). Đây là hoạt động nhằm mục đích quảng bá những đặc sản biển Việt Nam, giúp du khách chọn lựa một món ăn tươi ngon trong chuyến du lịch của mình,
Bào ngư Bạch Long Vỹ hiện có hai loại là: bào ngư đá và bào ngư lỗ. Bào ngư đá chuyên sinh sống, bám vào các vỉa đá ngầm, còn bào ngư lỗ chuyên sống trong các lỗ dưới đáy biển. Bào ngư là loại ốc có vỏ cứng như vỏ sò, nhưng dẹt hơn ở mép vỏ có 7 - 13 lỗ nhỏ để không khí ra vào. Thông thường có 9 lỗ nên thường còn được gọi là “cửu khổng”. Vỏ bào ngư phía ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi trường sống riêng có; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Vỏ rất cứng làm chủ yếu từ can xi cacbonnat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau.
Theo y lý, bào ngư thuộc hàng “bát trân”, thuộc hàng “sơn hào hải vị”, giàu dược tính, có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Cả vỏ và ruột bào ngư đều được dùng làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ.
Những món ăn hấp dẫn từ bào ngư như: bào ngư chấm mù tạt – xì dầu; bào ngư nấu cháo toàn tính (thả cả vỏ vào cháo). Ngoài ra, dược tính của bào ngư sẽ công hiệu hơn khi kết hợp với các vị thuốc bắc trong món canh “bào ngư, hải sâm đen, tần thuốc bắc” – một món chuyên dùng cho người già yếu phục hồi sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.
Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.
Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.
Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.
Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.