Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen

Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen
Ngày đăng: 03/05/2014

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.

Địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất là xã Phước Ninh, nơi có diện tích đậu đen khoảng 60 ha. Nắng nóng gay gắt làm 3 sào đậu đen của anh Đinh Văn Hiên ở thôn Vụ Bổn bị xoăn đọt, không thể tiếp tục cho trái. Anh Hiên, cho biết: “Cũng trên chận ruộng này, năm ngoái sau lần hái trái thứ 3 tôi cho nước vào thu thêm 2 đợt nữa mới kết thúc vụ, nhưng năm nay mới hái 2 đợt là hết trái”. Mất mùa nên cả 3 sào đậu của anh thu được 1 tấn, tính bình quân năng suất đạt 3,3 tạ/sào, thấp hơn năm ngoái gần 2 tạ.

Ảnh hưởng thời tiết khô hạn, năng suất đậu đen của hộ anh Đinh Văn Hiên, ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh đạt thấp.

Thông thường “mất mùa thì được giá” nhưng vụ đậu đen năm nay ngược lại. Đầu vụ giá đậu 24.000 đồng/kg, nhưng hiện nay thương lái mua chưa đến 20.000 đồng/kg, trong khi vụ trước hộ trồng bán được 28.000 đồng/kg.

Vụ trước được mùa đậu đen nên năm nay nhiều hộ ở huyện Thuận Nam mở rộng diện tích lên khoảng 150 ha. Đầu tư nhiều nhưng thu lãi thấp khiến nhiều nông dân không còn hào hứng sản xuất vụ tới. Các năm sau thu hoạch vụ đậu đen đông-xuân bà con triển khai sản xuấtngay vụ đậu xanh vụ hè-thu, nhưng nay nhiều diện tích đất màu vẫn còn bỏ trống.

Do mực nước ở các hộ, đập trên địa bàn xuống thấp, nên huyện Thuận Nam chủ trương không sản xuất lúa vụ hè - thu, vì thế các loại cây trồng chịu hạn như đậu, bắp... sẽ là nguồn thu chính của nông dân trong thời gian tới. Để sản xuất có hiệu quả trong mùa khô hạn, huyện đang chỉ đạo bà con làm đất, khi có mưa chủ động gieo hạt.


Có thể bạn quan tâm

Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14/10/2015
Nông dân nuôi đặc sản Nông dân nuôi đặc sản

Từ 3 hécta đất trồng lúa cho lợi nhuận thấp, ông Nguyễn Văn Hải (ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã chuyển đổi dần sang mô hình vườn - ao - chuồng khép kín, nuôi trồng các loại đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao, như: ếch, gà ta, vịt đẻ…

14/10/2015
Những chủ trang trại lớn ở Sơn Nam Tuyên Quang Những chủ trang trại lớn ở Sơn Nam Tuyên Quang

Xã Sơn Nam (Sơn Dương - Tuyên Quang) có gần 2.000 hộ dân thì có đến 1.500 hộ chăn nuôi, trong đó có gần 100 hộ chăn nuôi quy mô lớn. Những năm qua, ngành chăn nuôi đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

15/10/2015
Người có công xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Người có công xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

Nhiều người dân, đặc biệt là người chăn nuôi bò sữa tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đều biết và mang ơn ông Lê Hồng Duyên (1960).

15/10/2015
Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Hà Trung Thanh Hóa Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Hà Trung Thanh Hóa

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học của gia đình anh Tống Ngọc Phê, thôn Ngọc Sơn, xã Hà Bình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

15/10/2015