Kiếm tiền từ những vật dụng cây nhà lá vườn
Lo cả đầu vào lẫn đầu ra
Vốn là người khuyết tật, không thể gánh vác được việc đồng áng hay những công việc chân tay nặng nhọc khác, nhưng mấy năm nay anh Nguyễn Thế Tước ở thôn Trúc Ổ, xã Mộ Đạo vẫn có việc làm thường xuyên, với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng.
Anh Tước cho biết: “Vợ chồng tôi đều là người khuyết tật, sức khỏe yếu nên không thể xông xáo làm ăn như các hộ khác, lại thêm 2 đứa con ăn học nên cuộc sống càng khó khăn hơn.
May mắn đã đến khi tháng 9.2013, chúng tôi được tham gia lớp học đan lát thủ công do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (Hội ND tỉnh Bắc Ninh - PV) tổ chức, từ đó vợ chồng tôi có nghề ổn định.
Hội còn hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng làm ra được thu mua nhanh chóng nên cuộc sống gia đình tôi đỡ chật vật hơn”.
Anh Nguyễn Thế Tước (ngoài cùng bên phải) có thu nhập đều đặn nhờ nghề mây tre đan.
Theo anh Tước, nghề đan lát không vất vả, nặng nhọc, chỉ cần một chút tinh ý và khéo léo thì ai cũng có thể làm được.
Mỗi ngày anh Tước đan được hơn 20 sản phẩm, với giá 4.200 đồng/sản phẩm, mỗi ngày cũng có gần 100.000 đồng.
Anh Nguyễn Xuân Huy - Chủ tịch Hội ND xã Mộ Đạo cho biết, sau khi tham gia lớp dạy nghề mây tre đan, anh Tước và nhiều người dân ở xã Mộ Đạo đã có thêm nghề mới với thu nhập ổn định.
Toàn bộ sản phẩm làm ra đều được Công ty TNHH Mây tre đan xuất nhập khẩu Ngọc Quyết bao tiêu.
Bà con không phải bỏ vốn đầu tư, không phải lo lắng đầu ra nên yên tâm sản xuất.
“Đây là mô hình rất phù hợp, thiết thực với lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ, trung niên, cao tuổi, người khuyết tật” – ông Huy chia sẻ.
Vừa dạy nghề vừa tạo việc
" Định hướng hoạt động của Hội trong năm 2015 và những năm tiếp theo là sẽ tiếp tục chú trọng đến công tác dạy nghề và hỗ trợ phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho ND, giúp họ có việc làm ngay tại quê hương, tạo động lực để các địa phương chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế xã hội”. Ông Nguyễn Công Thao - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh
Ông Đào Trọng Đại – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Từ năm 2012 đến nay, trung tâm đã trực tiếp tuyển sinh, mở 51 lớp dạy nghề cho hơn 1.500 học viên là ND.
Trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp là 26 lớp với các nghề đào tạo như may công nghiệp, nấu ăn, mây tre đan…”.
Trung tâm phấn đấu dạy nghề theo “đơn đặt hàng”, đào tạo xong là có nghề cho học viên chứ không dạy dàn trải hay chạy theo số đông.
Hầu hết các lớp dạy nghề do trung tâm tổ chức đều được mở tại xã hoặc thôn, xóm, gắn lý thuyết và thực hành tại chỗ nên rất thuận lợi cho bà con.
Theo ông Nguyễn Công Thao – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh, song song với công tác dạy nghề, các cấp Hội ND tỉnh cũng chú trọng công tác giải quyết việc làm và hỗ trợ nguồn lực giúp ND phát triển ngành nghề.
Đặc biệt, Hội ưu tiên cho các hội viên đã qua học nghề được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ ND; đứng ra tín chấp giúp bà con có thể vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hàng năm Hội đều phối hợp với các doanh nghiệp cho ND đăng ký mua phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi theo hình thức trả chậm.
Nhiều đơn vị tổ chức Hội còn chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn để dạy nghề theo đơn đặt hàng, giúp lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.
Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.
Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.
Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.
Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.