Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.
Địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất là xã Phước Ninh, nơi có diện tích đậu đen khoảng 60 ha. Nắng nóng gay gắt làm 3 sào đậu đen của anh Đinh Văn Hiên ở thôn Vụ Bổn bị xoăn đọt, không thể tiếp tục cho trái. Anh Hiên, cho biết: “Cũng trên chận ruộng này, năm ngoái sau lần hái trái thứ 3 tôi cho nước vào thu thêm 2 đợt nữa mới kết thúc vụ, nhưng năm nay mới hái 2 đợt là hết trái”. Mất mùa nên cả 3 sào đậu của anh thu được 1 tấn, tính bình quân năng suất đạt 3,3 tạ/sào, thấp hơn năm ngoái gần 2 tạ.
Ảnh hưởng thời tiết khô hạn, năng suất đậu đen của hộ anh Đinh Văn Hiên, ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh đạt thấp.
Thông thường “mất mùa thì được giá” nhưng vụ đậu đen năm nay ngược lại. Đầu vụ giá đậu 24.000 đồng/kg, nhưng hiện nay thương lái mua chưa đến 20.000 đồng/kg, trong khi vụ trước hộ trồng bán được 28.000 đồng/kg.
Vụ trước được mùa đậu đen nên năm nay nhiều hộ ở huyện Thuận Nam mở rộng diện tích lên khoảng 150 ha. Đầu tư nhiều nhưng thu lãi thấp khiến nhiều nông dân không còn hào hứng sản xuất vụ tới. Các năm sau thu hoạch vụ đậu đen đông-xuân bà con triển khai sản xuấtngay vụ đậu xanh vụ hè-thu, nhưng nay nhiều diện tích đất màu vẫn còn bỏ trống.
Do mực nước ở các hộ, đập trên địa bàn xuống thấp, nên huyện Thuận Nam chủ trương không sản xuất lúa vụ hè - thu, vì thế các loại cây trồng chịu hạn như đậu, bắp... sẽ là nguồn thu chính của nông dân trong thời gian tới. Để sản xuất có hiệu quả trong mùa khô hạn, huyện đang chỉ đạo bà con làm đất, khi có mưa chủ động gieo hạt.
Related news

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

Dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại cây hữu ích trong tương lai bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và khả năng bảo vệ sức khỏe con người.

Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại nên năng suất lúa tại các CĐML đạt bình quân từ 75-80 tạ/ha. Lợi nhuận từ sản xuất lúa tại CĐML đạt 43 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình gần 18 triệu đồng/ha/vụ.