Phát hiện thêm nhiều gương nông dân xuất sắc toàn diện
Qua các mô hình sản xuất, kinh doanh, việc làm của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc”gợi mở nhiều vấn đề trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn..”,
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, Trưởng Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý khẳng định như vậy khi trao đổi với Trang Trại Việt về hoạt động bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN.
Với tư cách là Trưởng Ban tổ chức, Phó Chủ tịch có thể chia sẻ về những đổi mới phù hợp của Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”?
- Năm 2013, chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” lần đầu tiên được Hội NDVN chủ trì tổ chức nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930-14.10.2013).
Đích thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và trao danh hiệu cho 62 ND xuất sắc lần đầu tiên.
Chương trình đã tổ chức thành công và nhận được những ý kiến đánh giá tốt.
Trong 2 năm 2014 và 2015, chương trình có nhiều đổi mới.
Ban tổ chức chương trình đã bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và sớm công bố rộng rãi thể lệ bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Trong đó, Cuộc thi viết “Tự hào Nông dân Việt Nam” trên báo Nông thôn Ngày nay đã giúp phát hiện, bổ sung làm đa dạng nguồn thông tin, dữ liệu để việc bình chọn người xứng đáng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” hàng năm…
Nước ta có tới 11 triệu hộ nông dân và 24 triệu người đang lao động trong nông nghiệp và trong những năm gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân làm ăn giỏi trở thành những tỷ phú.
Vậy làm thế nào để Ban tổ chức có thể phát hiện và lựa chọn những “ứng viên” sáng giá nhất và tiêu chuẩn để được trao danh hiệu ND xuất sắc là gì, thưa bà?
- Nếu như năm 2013 chỉ có 62/63 Hội ND tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề cử tham gia chương trình thì năm 2014, 2015 tất cả các địa phương đều gửi hồ sơ đề cử.
Các ứng viên được đề cử đều đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn và có cơ cấu hợp lý giữa 4 lĩnh vực sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng NTM; có sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật; có thành tích xuất sắc trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Số lượng ứng viên là ND có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong những năm qua, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” vẫn là 1 trong những phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực nhất do Hội NDVN phát động và duy trì…
Phó Chủ tịch có đánh giá như thế nào về các ứng viên “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm” trong 3 năm 2013-2015 là những hội viên đạt danh hiệu ND SXKD giỏi?
- Mặc dù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với khá nhiều rủi ro trong đó đáng kể là thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trường nhưng qua các ứng viên là hội viên đạt danh hiệu ND SXKD giỏi cho thấy sức lao động bền bỉ, sự cần cù, chịu khó của người ND.
Những mô hình sản xuất, những sản phẩm họ làm ra là những thế mạnh nông nghiệp của các vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Nhiều người trong quá trình lao động, sản xuất đã tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật.
Phạm Năng Thành (phải), huyện Khoái Châu (Hưng Yên)-Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014 với mô hình trồng chuối tiêu hồng.
Những hộ ND SXKD giỏi không chỉ lao động, sản xuất vì mục đích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn nghĩa tình giúp đỡ bà con hàng xóm.
Xét toàn thể 19 tiêu chí trong cuộc vận động xây dựng NTM hiện nay thì những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những người có đóng góp đáng kể ở địa phương.
Phải chăng, qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” cũng đã gợi mở những vấn đề thuộc về chính sách trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
- Qua các mô hình trồng lúa của một số “Nông dân Việt Nam xuất sắc” cho thấy, trồng lúa vẫn có hiệu quả.
Vấn đề ở đây là bằng mọi cách, họ có diện tích đủ lớn, thâm canh theo canh đồng lớn, sử dụng bộ giống tốt, chất lượng cao và có liên kết với doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ.
Những mô hình trồng lúa như vậy, kể cả các mô hình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản quy mô hàng hóa rất cần được nhà nước nghiên cứu để có những điều chỉnh, bổ sung về mặt chính sách đất đai, đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị nông sản…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường trao danh hiệu “Nông dân xuất sắc năm 2014” cho 60 nông dân giỏi từ 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2013, chưa thấy nhiều mô hình gắn với chế biến, bảo quản.
Điều này phản ánh rõ nét những yếu kém, hạn chế hiện nay của lĩnh vực nông nghiệp.
Khắc phục được những hạn chế, yếu kém này rất cần sự tác động của chính sách nhà nước bởi tự bản thân người nông dân rất khó có đủ tiềm lực để thực hiện…
Trong 2 năm 2014-2015, đã có nhiều gương mặt mới nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” mà các mô hình sản xuất của họ đã thấy có sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
Chứng tỏ, Chương trình bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc” đã góp phần phát hiện, tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn…
Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!
“Những hộ ND SXKD giỏi không chỉ lao động, sản xuất vì mục đích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn nghĩa tình giúp đỡ bà con hàng xóm.
Xét toàn thể 19 tiêu chí trong cuộc vận động xây dựng NTM hiện nay thì những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những người có đóng góp đáng kể ở địa phương”.
(Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam Nguyễn Hồng Lý)
Có thể bạn quan tâm
Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.
Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.
Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.