Dư cái ăn nhờ cho hợp tác xã thuê đất trồng hoa
Đó là cách để người nông dân chịu “nhả ruộng”, mà ông Đỗ Duy Thưởng - Chủ nhiệm HTX hoa Hà Duy Thưởng, xã Chiềng Xôm, TP.
Sơn La (Sơn La) đã áp dụng từ 15 năm nay.
Nhờ thế, ông đã gom được tới 40ha đất để trồng hoa.
Thay áo mới nhờ góp đất
Đợt lũ vừa qua, HTX hoa Hà Duy Thưởng đã bị thiệt hại nặng nề, 10ha hoa của bà con đã bị lũ cuốn trôi thiệt hại trên 10 tỷ đồng.
Từ khi trồng hoa ở xã Chiềng Xôm đến nay, ông Thưởng mới gặp thiệt hại lớn đến vậy.
Vượt qua gian khó, sau 2 tháng diện tích này đã được khôi phục.
Hoa hồng đã lại nở trên cánh đồng Chiềng Xôm.
“Thiên nhiên có lúc thế này, thế khác, nhưng mục tiêu trồng hoa của HTX là chưa bao giờ thay đổi.
Từ vài hộ tham gia trồng hoa ban đầu, đến giờ chúng tôi đã trồng được 40ha hoa, với trên 40 hộ xã viên tham gia.
Mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng”, ông Thưởng chia sẻ.
Người buôn hoa đến tận vườn nhà ông Thưởng cất hàng.
Sự quyết tâm của ông Thưởng đã gặt hái quả ngọt.
Công sức, tiền của gieo trên cánh đồng Chiềng Xôm đã mang lại những bông hoa hồng tô thắm thêm vẻ đẹp cho đất trời Tây Bắc.
Nhớ lại những năm đầu lên vùng đất này lập nghiệp, ông Thưởng chưa hết bàng hoàng.
Ý tưởng trồng hoa trên cánh đồng lúa Chiềng Xôm của ông khi đó được cho là điên rồ.
Ông vào các bản đặt vấn đề thuê đất, ai cũng không tin vì có đời thủa nhà ai “không cấy, không phải chăm sóc gì, chỉ việc cho thuê đất mà thu nhập còn cao hơn cả làm”.
Bà con nghi ngờ, cán bộ bản cũng cảm thấy lạ.
Ông Thưởng phải trổ hết tài năng để thuyết khách mà không thuê được đất.
Ngày đó, ông Thưởng vào bản đi mòn cả dép mới thuyết phục được các trưởng bản đồng ý cho thuế đất.
Để họ tin tưởng, ông ứng tiền thuê ruộng trước một năm.
Bà con cứ tiêu “tẹt” đi, còn ruộng để cho ông Thưởng trồng hoa.
Ông Thưởng đã thành công khi trồng hoa ly công nghệ cao.
Ông Quàng Văn Phóng, trưởng bản Hụm đến giờ mới tin rằng, cái “quyết định” giao đất cho ông Thưởng là đúng đắn.
Ông Phóng kể, bao năm bà con bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương mới kiếm được hạt thóc, củ khoai trên cánh đồng Chiềng Xôm.
Từ ngày ông Thưởng muốn thuê lại đất, cuộc sống của bà con đã sang một trang mới.
Hiện giá thuê đất là 120 triệu đồng/1ha mỗi năm.
Bà con không phải làm ruộng vẫn có thừa thóc ăn.
Ngày ngày bà con còn đi làm thuê cho ông Thưởng.
Mỗi tháng thu nhập thêm được mấy triệu đồng.
“Ông Thưởng đã kéo cả cái bản này thoát khỏi đói nghèo.
Giờ bà con còn là công nhân cho HTX nữa.
Sự đổi thay ở bản Thái mà ít nơi nào có được”, ông Phóng không giấu được niềm vui trước sự đổi mới của quê hương.
Nông dân không cần “suy nghĩ trên chính luống cày”
Le-nin đã từng nói: “Hãy để người nông dân suy nghĩ trên chính luống cày của mình”.
Câu nói đó giờ cũng không sai, vấn đề là để nông dân nào suy nghĩ và suy nghĩ cái gì.
Ứng với trường hợp của ông Thưởng, có thể thấy việc bà con để ông “suy nghĩ” hộ cách làm ăn là hoàn toàn chính xác.
Ông Lò Văn Mừng - Trưởng bản Tông (xã Chiềng Xôm) cho biết: “Nếu cứ để cả trăm hộ dân cùng làm ăn trên có 10-20ha đất, thì đến ăn còn chẳng đủ chứ đừng nói đến việc có tiền công.
Tâm lý của bà con là không muốn bán hẳn đất của mình đi và ông Thưởng đã thành công trong việc cân bằng lợi ích các bên”.
Ngay nhà ông Mừng cũng đang góp vài sào đất để ông Thưởng trồng hoa, ngoài việc được ông trả tiền thuê đất, vợ con ông còn được nhận vào làm công việc cắt và bó hoa, mỗi ngày làm như thế cũng được ông Thưởng trả công đến cả vài trăm nghìn đồng.
Giờ đây, bà con coi ông Thưởng là “người đổi mới” vì đã giúp họ có được cuộc sống đủ đầy.
HTX hoa tươi Hà Huy Thưởng làm ăn ngày một khấm khá.
Cũng trên thửa ruộng đó, cũng trên diện tích đó mà thu nhập của bà con nông dân cao gấp 3-4 lần.
Riêng việc trồng hoa của ông Thưởng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 15-20 lần so với trồng lúa.
Sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của ông Thưởng đã mang lại sự đổi thay không nhỏ về tư duy làm kinh tế ở xã Chiềng Xôm.
Cánh đồng Chiềng Xôm giờ được coi là vựa hoa của đất Sơn La.
Ngôi nhà sàn trị giá cả 2 tỷ đồng của ông Thưởng vừa hoàn thành.
Ngôi bên ngôi nhà rộng thênh thang, mát rượi ngắm vườn hoa hồng dài ngút tầm mắt mà ông Thưởng thấy lòng mình thật nhẹ nhàng.
20 năm gắn bó với đất Tây Bắc, ông từng trải qua bao gian khó, vượt qua bao định kiến, ông mới gây dựng được sự nghiệp vững chắc như ngày hôm nay.
“Bà con trồng lúa chỉ có thu nhập trên 20 triệu đồng/ha, nhưng tôi trả 90 triệu đồng/ha, tạo điều kiện cho có thêm thu nhập cho bà con với công việc làm ổn định,” ông Thưởng chia sẻ.
Dám nghĩ, dám làm, Hợp tác xã Hà Duy Thưởng đã mạnh dạn vận động xã viên, nông dân chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang chuyên canh trồng hoa chất lượng cao.
Ông Thưởng thường nói với bà con nông dân người Thái nơi đây, đất không phụ công người.
Mồ hôi, công sức của bà con đã tạo nên cánh đồng tiền tỷ nơi Tây Bắc này là minh chứng rõ nhất cho nhận định đó.
Giờ đây, hoa hồng Chiềng Xôm được ông Thưởng “xuất” đi nhiều tỉnh thành của miền Bắc.
Năm 2014, lão thu được cả chục tỷ đồng, các “cổ đông” của HTX cũng đều ăn nên làm ra, có nhà cũng thu được cả tỷ đồng.
Giá bán hoa dao động từ 1.500 – 7.000 đồng/bông hoa hồng.
Như vậy mỗi ha hoa mà làm tốt thu được cả tỷ đồng.
Vui hơn cả là HTX thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 300 lao động.
Hợp tác xã Hà Duy Thưởng thành lập năm 2000, có địa bàn hoạt động tại xã Chiêng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Hợp tác xã hiện có gần 100 xã viên chủ yếu là nông dân trên địa bàn, chuyên trồng hoa chất lượng cao và trồng được 40ha hoa hồng và các loại hoa khác.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.
Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.
Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.
Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.