Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp
Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.
Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) kết hợp với Sở khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tiến hành thực hiện thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp ở Cầu Kè, Trà Vinh, làm tăng tỷ lệ dừa sáp.
KS. Ngô Thanh Trung thuộc trung tâm cho biết chương trình đi thụ phấn bắt đầu ngày 26/6/2007, kéo dài cho đến nay. Số dừa sáp được thụ phấn tại xã Hòa An (Cầu Kè, Trà Vinh) gồm ba loại: thụ phấn đủ 4 bông, 3 bông và 2 bông.
Trước hết, người ta điều tra cây dừa sáp, đánh dấu từng cây, phân loại cây, xác định tuổi. Công việc thụ phấn chỉ tiến hành vào buổi sáng. Chuyên viên lấy phấn đực trên mo dừa đã bung, cà cho bể nát, đem phơi riêng từng bông trong thùng kín, không cho phấn lạ xâm nhập, có nhiệt kế để đảm bảo sức nóng hầm ở mức 37 - 400C, khi phấn khô chuyển sang màu mỡ gà, dùng rây mịn để lấy. Trích một ít để thí nghiệm, phấn mạnh giữ lại để phun, phấn đực yếu thì bỏ.
Phấn đực mạnh trộn chung với dung dịch bột tan để xịt trên hoa cái mới nở. Khi hoa cái thụ phấn, phần núm của trái chuyển qua màu nâu. Sau 10 -11 tháng thì thu hoạch.
Được biết, hiện huyện Cầu Kè chuẩn bị thành lập CLB dừa sáp nhằm tiếp thị, quảng bá giống dừa quý hiếm này.
Có thể bạn quan tâm
Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.
Mởi bàn con tham khảo cách trừ sâu đuông cho dừa của Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.
Đi ngang qua một vườn dừa, dân tay ngang không thể phân biệt được cây nào sẽ cho trái dừa sáp- đặc sản " độc nhất vô nhị" của Cầu Kè (Trà Vinh). Thậm chí trên một buồng trái cũng khó nhận ra trái dừa sáp đặc ruột và những trái không được gọi là dừa sáp. Riêng ông Thạch Chia, 82 tuổi, không chỉ có thể phân biệt được dừa sáp mà còn biết rất rõ cội nguồn của giống này.
Chiều 18-12, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết biện pháp dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa được áp dụng từ năm 2003 đến nay đã mang lại hiệu quả rất cao.
Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, hiện nay bọ vòi voi đã xuất hiện trên dừa tại một số tỉnh Nam Bộ và có khả năng lây lan trên diện rộng nếu không có giải pháp phòng trị kịp thời.