Trang chủ / Cây ăn trái / Dừa

Làm Gì Với Bọ Cánh Cứng Hại Dừa?

Làm Gì Với Bọ Cánh Cứng Hại Dừa?
Ngày đăng: 08/08/2013

Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima) thuộc họ ánh kim (Chrysomelidae) bộ cánh cứng (Coleoptera), là một loài sâu hại có khả năng di chuyển và phát tán rất nhanh.

Con trưởng thành có đầu nhỏ màu đen, cánh cứng hơi có ánh kim. Khoảng 2/3 chiều dài cánh về phía cuối màu đen, phần gốc cánh và ngực màu vàng nâu. Chiều dài thân khoảng 9-10 mm, chiều rộng 2 mm. Bò nhanh, trên đầu có 2 râu, khi bò râu luôn ngọ nguậy.

Trưởng thành cái đẻ trứng trong các kẽ lá của đọt non chưa bung ra (một con cái có thể đẻ 120 trứng). Trứng hình bầu dục, màu nâu, dài khoảng 1,5mm. Nhiều trứng được kết dính lại với nhau và kết chặt trên bề mặt lá. Thời gian trứng khoảng 4-5 ngày.

Ấu trùng có 4 tuổi, dài khoảng 20-25 ngày. Mới nở có màu trắng ngà, sau chuyển dần sang vàng nâu. Đẫy sức dài khoảng 8-9mm, mình hơi dẹt và hẹp dần từ ngực về phía đuôi. Trên mình có nhiều lông tơ, di chuyển chậm và sợ ánh sáng. Đẫy sức ấu trùng hóa nhộng trong các kẽ lá, thời gian nhộng 5-6 ngày.

Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống trong các kẽ lá của đọt non. Chúng thải phân (màu vàng đậm) lên bề mặt của lá giống như lớp bột cám, khi mở kẽ lá ra ấu trùng dễ rơi xuống đất do cơ thể dính một lớp bột phân. Gặp mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, lớp phân sẽ tạo ra một môi trường dơ bẩn nơi chúng cư trú. Chúng cạp ăn biểu bì của lá, tạo ra những vết màu nâu đen chạy song song với gân lá. Nếu bị hại nặng lá đọt sẽ có màu nâu đen.

Khi đọt mở ra, lá chét đã bị chết khô, tưa ra và rủ xuống. Lúc này con trưởng thành di chuyển xuống cuống lá hay bẹ lá chờ lá đọt kế tiếp xuất hiện sẽ di chuyển đến phá đọt mới này. Nếu mật số bọ cao, lá mới mọc ra đến đâu sẽ bị bọ cắn phá và chết dần đến đó, cây dừa sẽ bị còi cọc, cho năng suất rất thấp, hoặc không cho trái, nếu nặng cây có thể bị chết.

Thực tế cho thấy, cây dừa còn nhỏ thường bị bọ gây hại nhiều hơn cây dừa già. Vào mùa khô bọ gây hại nhiều hơn mùa mưa. Con ấu trùng cắn phá nhiều hơn con trưởng thành.

Để hạn chế tác hại của bọ dừa, cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Trước khi vận chuyển cây dừa giống hoặc những cây thuộc họ cau dừa Arecaceae (cau bụng, cau vàng, cau trắng, cau đỏ, cau champane, cọ cảnh, đủng đỉnh, dừa nước...) và cây thiên tuế (họ Cycadaceae) từ vùng này sang vùng khác, bà con cần kiểm tra kỹ các lá đọt, nếu phát hiện có bọ phải diệt trừ ngay tại chỗ không để chúng phát tán ra diện rộng.

- Thường xuyên kiểm tra đọt non cây dừa và những cây thuộc họ cau dừa, cây thiên tuế để kịp thời phát hiện và dùng thuốc diệt trừ.

Do việc khoác bình xịt nặng hàng chục kg leo lên ngọn cây là cực kỳ khó khăn. Mặt khác nếu phun xịt thuốc tràn lan sẽ dẫn đến tiêu diệt những loài thiên địch của bọ cánh cứng, đặc biệt là ong ký sinh Asecodes hispinarum đã được ngành BVTV nhập khẩu, nuôi nhân và phóng thích rất vất vả trong những năm vừa qua.

Vì thế, bà con nên dùng thuốc Diaphos 10G (dưới dạng túi lọc, mỗi gói chỉ nặng 30 gram) trèo lên ngọn rồi nhét 1-2 gói thuốc vào đọt non cây dừa để tiêu diệt bọ đang sinh sống bên trong. Ngoài tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu thuốc Diaphos 10G còn có tác dụng xông hơi nên hiệu quả diệt trừ bọ rất cao. Hiệu lực của thuốc có thể kéo dài tới 3 tháng và rất an toàn cho người ăn do không để lại dư lượng của thuốc trong nước dừa.

- Với những cây đang bị hại nặng (mật số bọ cao), nên chặt bỏ đọt non đưa ra khỏi vườn đốt tiêu hủy để tiêu diệt cả bọ trưởng thành, bọ non, nhộng và trứng đang nằm bên trong.

Bọ cánh cứng hại dừa có khả năng di chuyển và phát tán rất mạnh, khả năng tái nhiễm trở lại của những cây đã được phòng trừ rất cao. Vì thế, công tác phòng trừ phải được tiến hành đồng loạt trên diện rộng, đây có thể được coi là một trong vài yếu tố quan trọng hàng đầu.


Có thể bạn quan tâm

Làm Tăng Tỷ Lệ Đậu Trái Của Dừa Sáp Làm Tăng Tỷ Lệ Đậu Trái Của Dừa Sáp

Cách thụ phấn cho dừa sáp được Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu) phối hợp Sở khoa học & công nghệ tỉnh Trà Vinh nghiên cứu đã và đang triển khai thử nghiệm khá thành công tại Cầu Kè (Trà Vinh). Dù thao tác có hơi rườm rà nhưng đây là cách “trợ lực” khá thành công để tăng tỷ lệ dừa sáp.

29/03/2012
Thụ Phấn Cho Cây Dừa Sáp Thụ Phấn Cho Cây Dừa Sáp

Dừa sáp (hay dừa đặc ruột) khi bổ đôi quả dừa bên trong lớp cơm dừa đặc quánh giống như sáp, có độ dầu cao, mùi hương đặc trưng. Trong điều kiện trồng chung với loại dừa không đặc ruột, tỷ lệ đặc ruột chỉ chiếm 20% - 25% trong một quầy dừa. Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa.

15/05/2012
Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm

Tuyển chọn giống: chọn những trái trong vườn trồng thuần dừa xiêm. Nên ưu tiên chọn các trái giữa buồng đến cuối buồng, nên bỏ những trái ở đầu buồng vì về sau cây sẽ cho những buồng có cổ bông dài, dễ bị gãy cổ.

25/12/2011
Diệt Bọ Dừa Bằng Ong Ký Sinh Diệt Bọ Dừa Bằng Ong Ký Sinh

Thạc sĩ Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam - cho biết, trong tháng tám này sẽ phối hợp với các tỉnh sử dụng một loài ong ký sinh (có tên khoa học là Asecodes hispinariem) để tiêu diệt bọ dừa. Đây là số ong được trung tâm và Trường ĐH Nông lâm

06/01/2012
Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp

Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.

04/04/2012