Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp
Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.
Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) kết hợp với Sở khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tiến hành thực hiện thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp ở Cầu Kè, Trà Vinh, làm tăng tỷ lệ dừa sáp.
KS. Ngô Thanh Trung thuộc trung tâm cho biết chương trình đi thụ phấn bắt đầu ngày 26/6/2007, kéo dài cho đến nay. Số dừa sáp được thụ phấn tại xã Hòa An (Cầu Kè, Trà Vinh) gồm ba loại: thụ phấn đủ 4 bông, 3 bông và 2 bông.
Trước hết, người ta điều tra cây dừa sáp, đánh dấu từng cây, phân loại cây, xác định tuổi. Công việc thụ phấn chỉ tiến hành vào buổi sáng. Chuyên viên lấy phấn đực trên mo dừa đã bung, cà cho bể nát, đem phơi riêng từng bông trong thùng kín, không cho phấn lạ xâm nhập, có nhiệt kế để đảm bảo sức nóng hầm ở mức 37 - 400C, khi phấn khô chuyển sang màu mỡ gà, dùng rây mịn để lấy. Trích một ít để thí nghiệm, phấn mạnh giữ lại để phun, phấn đực yếu thì bỏ.
Phấn đực mạnh trộn chung với dung dịch bột tan để xịt trên hoa cái mới nở. Khi hoa cái thụ phấn, phần núm của trái chuyển qua màu nâu. Sau 10 -11 tháng thì thu hoạch.
Được biết, hiện huyện Cầu Kè chuẩn bị thành lập CLB dừa sáp nhằm tiếp thị, quảng bá giống dừa quý hiếm này.
Related news
Mặc dù trong nhiều năm qua tình trạng bọ cánh cứng hại dừa đã lắng diệu nhưng gần đây sự trở lại của bọ cánh cứng hại dừa đã làm cho nhiều nhà vườn rất lo lắng
Bọ vòi voi là loại côn trùng gây hại trên rễ và thân cây dừa làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây. Phòng trừ bọ vòi voi gây hại cây dừa
Để sản phẩm dừa uống nước ổn định về chất lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng dừa, người trồng cần quan tâm đến một số vấn đề
Điều kiện đất đai, khí hậu miền Nam nước ta khá phù hợp cho việc phát triển cây dừa; đặc biệt trong bối cảnh bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Tỉ lệ dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là không cao do nhiều nguyên nhân như trái nhỏ, trái bị thẹo do sâu hại, trái bị rỗng xơ, độ ngọt thấp…