Trang chủ / Cây ăn trái / Dừa

Khi Dân Nuôi Ong Ký Sinh Bảo Vệ Dừa

Khi Dân Nuôi Ong Ký Sinh Bảo Vệ Dừa
Ngày đăng: 06/01/2012

Từ tháng 10/2007, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân, áp dụng phương pháp nhiễm ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa. Đến tháng 5/2008, đã phóng thích ra ngoài 10.000 mummies (xác trứng bọ dừa đã nhiễm ong ký sinh), giúp rừng dừa ở Sông Cầu hồi phục 87%. Mô hình này được đánh giá thân thiện với môi trường.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu, từ năm 2000 bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện gây hại 860 ha dừa, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Nhiều vườn dừa bị bọ cánh cứng tấn công nguy hại cấp 3, cấp 4 (trên 50% diện tích lá trên cây bị hại), thậm chí có nhiều diện tích dừa xơ xác tàu lá. Năm 2004, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên áp dụng biện pháp sinh học dùng ong ký sinh chuyên tính để diệt trừ bọ cánh cứng, tuy nhiên biện pháp này không đạt hiệu quả cao. Ông Nguyễn Tấn Thi, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu giải thích: “Lúc đó, ong được nhân nuôi trong phòng lạnh rồi thả ra môi trường nhiệt độ cao nên ong ký sinh không thích ứng. Khi phóng thích ra bên ngoài một thời gian ngắn ong bị tiêu diệt, vì vậy bọ cánh cứng phát triển trở lại và tấn công vườn dừa”.

Từ vụ đông xuân năm 2007-2008, Trạm bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại chỗ. Bước đầu chọn ba điểm nuôi gồm các xã Xuân Bình, Xuân Thọ 2 và tại Trạm bảo vệ thực vật. Ba điểm nuôi này đã phóng thích ra tự nhiên 10.000 mummies mỗi mummies nở ra từ 90.000 -100.000 con ong ký sinh. Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, 87% số cây dừa ở huyện Sông Cầu có ba lá ngọn không bị bọ cánh cứng hại. Đây là mô hình đầu tiên nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân được đánh giá hiệu quả, thân thiện với môi trường (nuôi đâu thả đó, nên ong ký sinh thích hợp nhiệt độ). Ông Lê Ngọc Thạch, chủ vườn dừa 2ha ở xã Xuân Thọ 2, cho biết: “Trước đây, vườn dừa nhà tôi bị bọ cánh cứng hại xơ xác, mỗi năm chỉ thu 3-4 triệu đồng. Từ tháng 10/2007 nhân nuôi phóng thích ong ký sinh, vườn dừa xanh lá, sai quả”. Theo kinh nghiệm của những người trồng dừa, khi bị bọ cánh cứng gây hại thì buồng dừa bị lép (rụng) từ khi ra quả non.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sông Cầu (huyện Sông Cầu) Nguyễn Hồng Thi nói: “Mô hình nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân rất hiệu quả. Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cũng như Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu nên cử cán bộ kỹ thuật, đầu tư kinh phí nhân nuôi ong ký sinh liên tục; nếu chỉ hỗ trợ nuôi một vụ nông dân khó áp dụng nhân rộng, vườn dừa sẽ bị bọ cánh cứng phá hoại”. Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu, mỗi điểm nhân nuôi ong ký sinh chi phí 2-3 triệu đồng. Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cần tạo nguồn kinh phí để tiếp tục đầu tư. Vì đây là biện pháp sinh học cần nhân nuôi lâu dài, nhân thả liên tục nhiều năm, nhiều vụ để trong quá trình đấu tranh chọn lọc ngoài tự nhiên tạo ra chủng ong thích ứng rộng hơn phù hợp với thời tiết.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm

Tuyển chọn giống: chọn những trái trong vườn trồng thuần dừa xiêm. Nên ưu tiên chọn các trái giữa buồng đến cuối buồng, nên bỏ những trái ở đầu buồng vì về sau cây sẽ cho những buồng có cổ bông dài, dễ bị gãy cổ.

25/12/2011
Diệt Bọ Dừa Bằng Ong Ký Sinh Diệt Bọ Dừa Bằng Ong Ký Sinh

Thạc sĩ Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam - cho biết, trong tháng tám này sẽ phối hợp với các tỉnh sử dụng một loài ong ký sinh (có tên khoa học là Asecodes hispinariem) để tiêu diệt bọ dừa. Đây là số ong được trung tâm và Trường ĐH Nông lâm

06/01/2012
Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp Thụ Phấn Trên Cây Dừa Sáp

Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.

04/04/2012
Phòng Trừ Sâu Đuông - Dịch Hại Nguy Hiểm Phá Hại Trên Các Vườn Dừa Tơ Phòng Trừ Sâu Đuông - Dịch Hại Nguy Hiểm Phá Hại Trên Các Vườn Dừa Tơ

Mởi bàn con tham khảo cách trừ sâu đuông cho dừa của Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.

20/03/2012
Kinh Nghiệm Trồng Dừa Sáp Kinh Nghiệm Trồng Dừa Sáp

Đi ngang qua một vườn dừa, dân tay ngang không thể phân biệt được cây nào sẽ cho trái dừa sáp- đặc sản " độc nhất vô nhị" của Cầu Kè (Trà Vinh). Thậm chí trên một buồng trái cũng khó nhận ra trái dừa sáp đặc ruột và những trái không được gọi là dừa sáp. Riêng ông Thạch Chia, 82 tuổi, không chỉ có thể phân biệt được dừa sáp mà còn biết rất rõ cội nguồn của giống này.

25/12/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.