Thu nhập cao từ trồng năn bộp kết hợp nuôi cá tự nhiên
Cây năn bộp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Với hộ ít đất sản xuất như anh Nguyễn Thanh Nhàn (ấp Long Hòa, xã Tân Long) thì việc chọn trồng năn bộp và nuôi cá tự nhiên được xem là một mô hình mới, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Anh Nhàn cho biết:
“Trước đây gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã.
Thấy nhiều người trong xã trồng năn bộp cho năng suất cao, vợ chồng đã mạnh dạn chuyển đổi 3 công đất ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng năn, đồng thời đầu tư cống rãnh để tận dụng nguồn thủy sản sẵn có để kết hợp trồng năn và nuôi cá. Đến nay, năn đã cho thu hoạch được 1 năm.
Nếu nhổ xoay vòng, mỗi ngày gia đình thu hoạch 3 công năn được 210 - 220kg. Sau khi thu hoạch, đem bán cho thương lái với giá 6.000 đồng/1kg.
Trừ đi chi phí thuê nhân công còn lời hơn 1 triệu đồng/ngày.
Chỉ tính riêng số lượng cá tự nhiên vào ruộng trồng năn năm vừa rồi bán được khoảng 35 triệu đồng tiền cá, từ đó thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể”.
Ông Nguyễn Văn Năm ở ấp Long Hòa, xã Tân Long cho biết:
“Gia đình có 4 công đất, lúc trước chỉ sản xuất lúa. Do đất ở đây nhiễm phèn nên lúa không đạt năng suất, đời sống rất khó khăn.
Từ khi chuyển sang trồng cây năn bộp kết hợp với nuôi cá thì gia đình có của ăn, của để.
Năm rồi thu hoạch lứa cá đầu tiên (cá sặc rằn) từ việc kết hợp nuôi cá và trồng năn bộp, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 130 triệu đồng/4 công đất.
Trung bình, 4 công năn bộp này mỗi tháng gia đình thu hoạch lợi nhuận bằng 1 năm trồng lúa”.
Nhiều nông dân làm giàu nhờ vào trồng năn bộp kết hợp nuôi cá
Ông Năm cho biết thêm: Trồng năn bộp không khó, muốn cây năn trồng có năng suất cao thì phải biết chọn giống năn bộp.
Định kỳ cứ 15 ngày rải phân với liều 20kg phân DAP/1.000 mét vuông. Mực nước trong ruộng trồng năn phải giữ từ 0,4m trở lên. Sau 01 năm phải cày xới đất, cấy năn lại để có thể đảm bảo thu hoạch quanh năm.
Bên cạnh đó, cần phải đầu tư cống rãnh, tạo môi trường thích hợp để cá tự nhiên vào ở và đẻ trứng, tốt nhất là nên chất chà (làm bằng cây trâm bầu, tre được bó lại chất cặp mé làm nơi trú ẩn cho cá)…
Theo bà Kim Thị Mộng Nhi – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết:
Cây năn bộp có khả năng thích nghi cao, sống được trên đất nhiễm phèn nên rất dễ trồng.
Bên cạnh đó, năn bộp chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài, nhẹ công chăm sóc, thời gian thu hoạch kéo dài 6 - 7 tháng, nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch gần 1 năm. Trong khi đó, cá nuôi trong ruộng năn bộp không phải tốn công chăm sóc và chi phí thức ăn.
Từ khi thực hiện mô hình trồng cây năn bộp kết hợp với nuôi cá, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giả.
Để mô hình này phát huy hiệu quả lâu dài, thời gian tới, UBND xã sẽ tổ chức hội thảo nhằm đánh giá hiệu quả mô hình giúp nông dân học hỏi thêm kinh nghiệm trồng năn kết hợp nuôi cá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho đầu ra ổn định, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt”…
Có thể bạn quan tâm
Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.
Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.
Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.
Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.