Khi cơn đại hạn đi qua
Thời cao điểm cơn đại hạn hoành hành, các cấp, các ngành và nông dân đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp chống hạn như xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn nước hiếm hoi hợp lý giữa cây trồng ngắn và dài ngày để tận dụng tối đa nguồn nước để duy trì sự sinh trưởng của cây trồng; cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở chung sức cùng nông dân chống hạn; một số địa phương chủ động xuất ngân sách dự phòng địa phương năm 2015 hỗ trợ nông dân vùng hạn mua dầu bơm nước tưới. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài đã làm hơn 8.255 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2014-2015 tại địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng, tổng giá trị thiệt hại lên đến 105,44 tỷ đồng.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, trong tổng số hơn 8.255 ha diện tích cây trồng bị hạn, diện tích lúa nước chiếm 2.611,48 ha, rau màu gần 274 ha, còn lại là diện tích cây công nghiệp dài ngày. Trong vụ Đông Xuân 2014-2015, có hơn 1.500 ha lúa thuần và lúa lai bị mất trắng; hơn 1.100 ha lúa thuần và lúa lai giảm năng suất 30-70%.
Hầu hết diện tích lúa bị thiệt hại do hạn tập trung tại vùng gieo trồng không có công trình thủy lợi, kênh mương để dẫn nước tưới hỗ trợ. Đối với vùng có các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương tưới phụ trợ lại hiện diện cả lúa nước và cây trồng dài ngày nên giọt nước ít ỏi phải chia 2 nên xảy ra hạn. Riêng diện tích cây trồng trong vùng tưới của hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi quản lý, khai thác và điều tiết nguồn nước tưới không bị ảnh hưởng do nắng hạn.
Để khắc phục hậu quả của hạn hán, UBND tỉnh đã quyết định hỗ trợ hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí Trung ương hỗ trợ 80% và nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2015 là 20% để mua giống cấp phát cho nông dân có diện tích lúa, rau màu bị giảm năng suất từ 30% đến mất trắng gieo trồng lại trong vụ mùa 2015.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giải pháp nào để phòng tránh hạn hán? Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trương Phước Anh, hiện trạng đồng ruộng của tỉnh hãy còn chân đất bấp bênh nguồn nước nhưng chưa được cải tạo đồng bộ. Nguồn nước cạn kiệt dần theo diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, trong khi đó gieo trồng tự phát, tự túc phụ thuộc vào mưa-nắng còn hiện diện trong cách làm nông nghiệp của nông dân nên thời gian tới khả năng mất mùa cục bộ sẽ nhiều hơn...
Vì vậy, các Phòng Nông nghiệp và PTNT phải tham mưu cho huyện đánh giá kỹ công trình thủy lợi gắn với từng cánh đồng; xây dựng kế hoạch chuyển đất trồng lúa thiếu nước sang cây trồng ít cần nước hơn, nhất là kế hoạch thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020 của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, kế hoạch gieo trồng phải tuân thủ lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT, nếu không tuân thủ nên bỏ đất trống để hình thành thảm có phát triển chăn nuôi để tiết kiệm nguồn nước tưới giữ ẩm cho cây dài ngày trong mùa hạn gắn với xúc tiến quy hoạch khu trồng cỏ nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm
Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha. Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay
Trong lúc cuộc sống của nhiều diêm dân khốn khó vì không tiêu thụ được muối thì thông tin Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 50.000 tấn muối như một gáo nước lạnh đối với họ
ĐBSCL thời điểm này dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long, thế nhưng người dân vẫn còn rất thờ ơ.
Trong khi Cục Thú y chủ trương rút dần việc tiêm vacxin CGC, thì hầu hết các địa phương lại nhất quyết cho rằng, không tiêm là không ổn!
Nông nghiệp hữu cơ đang thành trào lưu ở các nước phát triển, sản phẩm hữu cơ thành mốt thời thượng của giới nhà giàu. Nhưng tại Việt Nam phương thức SX mới này vẫn đang bị hẫng chân không chỗ đứng.