Cà Mau phổ biến quy trình nuôi tôm sạch

Sau những thành công cùng người nuôi tôm Xứ Mũi, vừa qua công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Cty Hóa sinh) đã được Hội thủy sản Cà Mau mời chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm cho hàng trăm người dân. Từ ngày 25 – 27/5, Hội thủy sản Cà Mau đã kết hợp cùng Cty Hóa sinh tổ chức 3 cuộc hội thảo tại các huyện Ngọc Hiển, Cái Nước và Đầm Dơi. “Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.
Chính vì vậy, chúng ta phải học nuôi tôm công nghiệp, qua những buổi hội thảo tập huấn hy vọng giúp đỡ được bà con”, ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội nuôi trồng thủy sản Cà Mau phát biểu trong buổi hội thảo tập huấn nuôi tôm ngày 27/5 tại Đầm Dơi. Trong các hội thảo, người nuôi tôm được tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, Ủy viên hội nghề cá,
Tổng giám đốc Cty Hóa sinh giải đáp, chia sẻ kỹ thuật nuôi và giới thiệu đến người nuôi “Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững” của công ty. “Làm theo quy trình của công ty có ưu điểm tuyệt đối là tạo ra sản phẩm tôm sạch không nhiễm kháng sinh. Đặc biệt chi phí mỗi vụ cho mỗi ha chỉ khoảng 30 triệu đồng đối với tôm thẻ 3 tháng, 40 triệu đối với tôm sú 5 tháng, thấp hơn rất nhiều so với các quy trình khác”, tiến sỹ Năm khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.