Hơn 89% lượng sắn xuất khẩu sang Trung Quốc

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy: Tổng khối lượng XK sắn trong 5 tháng đầu năm đạt 2,41 triệu tấn với giá trị 725 triệu USD, tăng gần 51% về khối lượng và tăng 44,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường NK chính chiếm 89,41% thị phần, tăng hơn 46% về khối lượng và tăng gần 43% về giá trị.
Ông Hồ Văn Hòa, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Quí Quân Tây Nguyên (doanh nghiệp chuyên XK sắn) cho rằng: XK sắn theo đường biên mậu sang Trung Quốc khá bấp bênh, các doanh nghiệp thường thiếu chủ động và bị chèn ép về giá cả.
Do đó, doanh nghiệp rất mong các cơ quan chức năng thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại tốt hơn cho ngành sắn, đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc, làm sao để có thể thúc đẩy XK sắn theo đường chính ngạch, đảm bảo quyền lợi và sức cạnh tranh về giá.
Tại hội nghị “Phát triển ngành sắn bền vững” do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia nhìn nhận: Là ngành có tiềm năng song ngành sắn vẫn phát triển chậm bởi thời gian qua, ngành này gần như bị “bỏ rơi” khi chưa có bất kỳ chính sách riêng nào tập trung phát triển.
Ông Hồ Văn Hòa nhấn mạnh, đến nay cây sắn vẫn chưa được xác định chỗ đứng đúng mức, từ đó thiếu chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể, trực tiếp nhằm tăng năng suất, chất lượng cũng như tìm kiếm các thị trường XK hiệu quả.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn và tiến tới sự phát triển bền vững hơn cho ngành sắn, cây sắn phải được xác định là loại cây công nghiệp và có những chính sách phát triển riêng. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng và triển khai quy hoạch chi tiết nhằm xác định rõ địa phương nào trồng diện tích bao nhiêu, từ đó có kế hoạch đầu tư hiệu quả, phù hợp với đầu ra.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) cho biết, Việt Nam đã dẫn đầu trong buổi đấu thầu cuối tuần qua về cung cấp gạo cho Philippines, với mức giá chào bán 410,12 USD/tấn, thấp hơn giá của Thái Lan.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su và thủy sản đã bị suy giảm nghiêm trọng, tác động xấu đến nông nghiệp Việt Nam.
Trồng 1 ha lúa đầu tư lên tới 13 triệu đồng nhưng thu hoạch chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng củ ấu, vốn bỏ ra khoảng 10 triệu đồng/ha nhưng doanh thu có thể lên tới 60-70 triệu đồng.

Quả thanh mai (quả Dâu rừng), có mặt trên thị trường đã lâu nhưng hè năm nay, thanh mai được bày bán phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá loại khá cao.

Dù được kỳ vọng góp phần cứu vớt cho xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản đang trong thế suy giảm xuất khẩu do giá thế giới giảm, tiêu thụ khó khăn nhưng nhiều chính sách liên quan đến con tôm và cá tra đang gây khó cho doanh nghiệp.