Không lo thiếu vật tư, phân bón vụ hè thu!
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chuyên môn thì vụ hè thu 2015, lượng vật tư, phân bón vẫn khá dồi dào, ổn định về giá cả và chất lượng…
Bao giờ cũng vậy, bắt đầu vụ sản xuất là thời điểm bận rộn nhất của các nhà cung ứng lớn như Công ty CP Vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh: vừa tập kết hàng về kho, vừa nhận đơn hàng xuất về các địa phương. Mấy năm nay, thị trường nguồn cung ổn định, nhờ vậy, ngay cả khi nhu cầu lên cao nhất thì giá cả vẫn đảm bảo ở mức bình thường.
Ông Võ Thanh Hải - Giám đốc Công ty CP Vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh cho biết: “So với mọi năm thì năm nay, chúng tôi có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, tức là hướng đến nguồn cung phân bón chất lượng cao, phân chuyên dùng nhằm tăng hiệu quả trên đồng ruộng. Theo đó, những loại có hàm lượng dinh dưỡng dưới 18% thì chúng tôi không nhập. Hiện nay, công ty đã xuất về các địa phương gần 2.000 tấn, khoảng 10 ngày nữa thì sức mua sẽ tăng cao”.
Vẫn là những mặt hàng truyền thống: NPK Việt Nhật (Công ty Phân bón Việt - Nhật); đạm Phú Mỹ (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí); NPK Con Ó (Công ty CP Phân bón miền Nam) và đạm Hà Bắc (Công ty TNHH MTV Phân bón và Hóa chất Hà Bắc), lượng hàng mà công ty chuẩn bị cho vụ hè thu này khoảng 7.000 tấn. Sớm khắc phục lỗi về điều kiện môi trường như kết luận thanh tra đã nêu, công ty còn đổi mới cách thức quản lý, nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả. “Năm nay, hệ thống phân phối cũng được phân cấp rõ ràng từ tổng kho về các điểm bán lẻ. Với 143 điểm bán hàng, công ty sẽ quản lý theo đại lý phân phối. Phân bón thay vì tập kết 100% tại tổng kho thì nay được chuyển thẳng về cửa hàng theo hệ thống, nhằm giảm chi phí, chủ động nguồn cung, tránh hiện tượng gây rối loạn thị trường khi nhu cầu tăng cao” - ông Hải cho biết thêm.
Có thể nói, cuộc thanh tra toàn diện hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp vừa qua là cuộc “thay máu” cho lĩnh vực này cũng như mô hình quản lý nhà nước ở các cơ quan chuyên môn. 865/992 cơ sở ở thời điểm thanh tra vi phạm các điều kiện SXKD là con số báo động. Chủ yếu trong số này thuộc về quản lý cấp chính quyền địa phương. Hệ thống phân phối “chằng chịt”, thiếu quy hoạch đã làm rối loạn thị trường trong một thời gian dài. Xử phạt, đình chỉ hoạt động, nhiều người cho rằng, việc làm này trước thềm thời vụ mới sẽ làm thiếu hụt nguồn cung lớn, gây tâm lý không tốt cho người sản xuất. Tuy nhiên, thị phần mà các cơ sở nhỏ lẻ chiếm giữ so với tổng nguồn cung, thực tế là không đáng kể.
Ông Phan Văn Dũng - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Sở NN&PTNT cho biết: “Thực tế, việc tuân thủ các điều kiện gắn liền với lợi ích của các chủ cơ sở SXKD. Vì thế, ngay sau khi đoàn thanh tra có kết luận xử lý, đa phần các cơ sở có quy mô, chiến lược kinh doanh rõ ràng đã chủ động khắc phục lỗi để bắt nhịp với vụ sản xuất. Hiện nay, có 50% cơ sở vi phạm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trên 30% cơ sở chấn chỉnh niêm yết giá; giấy hành nghề; điều kiện về môi trường… Theo đó, việc chấn chỉnh này tự loại bỏ các cơ sở kinh doanh mang tính thời vụ, nhỏ lẻ”.
Tất nhiên, cuộc cách mạng này không thể nói là thành công trong ngày một, ngày hai, trong số 603 cơ sở buộc phải đình chỉ kinh doanh thì con số đạt được mới chỉ là 60%. Trong khi có những địa phương đạt 100% chỉ tiêu như: Thạch Hà, Can Lộc, Hương Khê, thì còn nhiều địa phương chưa thể dứt điểm như: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ… Dẫu sao, đó cũng là kết quả của lịch sử. Những cơ sở “lọt” con mắt của nhà quản lý thì vẫn mang theo mình “vết xước” mà giữa thị trường ngày càng dồi dào về nguồn cung thì khó có thể tự đứng vững. Đó là chưa kể nhận thức của người sản xuất ngày càng cao, họ sẽ tự tìm đến nguồn hàng chất lượng, thương hiệu thay vì phụ thuộc vào hàng quán nhỏ lẻ như trước.
Một số địa phương như Kỳ Anh lại hướng nông dân đến địa chỉ tin cậy thông qua sự giới thiệu của Hội Nông dân. Trước mắt, đây là giải pháp hữu hiệu để bà con tìm đến đúng địa chỉ, đúng thương hiệu và cắt đứt dần nguồn cung không chính ngạch.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, về các vùng quê trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), ngoài không khí hối hả thu hoạch lúa, còn dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân tất bật ủ rơm và xuống meo cho những giồng rơm chất nấm của mình. Một mùa nấm rơm đang khởi động nơi đây, đặc biệt phong trào bán “nấm rơm đêm” cho thu nhập cao đang tiếp tục được duy trì.
Bên cạnh đó, sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ và sản phẩm chế biến từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ đăng ký xuất khẩu vào EU về chỉ tiêu vi sinh vật. Chỉ lô hàng được áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường theo quy định mới được cấp giấy chứng nhận ATTP xuất khẩu vào EU.
Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.
Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.