Thu nhập cao từ trồng năn bộp kết hợp nuôi cá tự nhiên
Cây năn bộp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Với hộ ít đất sản xuất như anh Nguyễn Thanh Nhàn (ấp Long Hòa, xã Tân Long) thì việc chọn trồng năn bộp và nuôi cá tự nhiên được xem là một mô hình mới, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Anh Nhàn cho biết:
“Trước đây gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã.
Thấy nhiều người trong xã trồng năn bộp cho năng suất cao, vợ chồng đã mạnh dạn chuyển đổi 3 công đất ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng năn, đồng thời đầu tư cống rãnh để tận dụng nguồn thủy sản sẵn có để kết hợp trồng năn và nuôi cá. Đến nay, năn đã cho thu hoạch được 1 năm.
Nếu nhổ xoay vòng, mỗi ngày gia đình thu hoạch 3 công năn được 210 - 220kg. Sau khi thu hoạch, đem bán cho thương lái với giá 6.000 đồng/1kg.
Trừ đi chi phí thuê nhân công còn lời hơn 1 triệu đồng/ngày.
Chỉ tính riêng số lượng cá tự nhiên vào ruộng trồng năn năm vừa rồi bán được khoảng 35 triệu đồng tiền cá, từ đó thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể”.
Ông Nguyễn Văn Năm ở ấp Long Hòa, xã Tân Long cho biết:
“Gia đình có 4 công đất, lúc trước chỉ sản xuất lúa. Do đất ở đây nhiễm phèn nên lúa không đạt năng suất, đời sống rất khó khăn.
Từ khi chuyển sang trồng cây năn bộp kết hợp với nuôi cá thì gia đình có của ăn, của để.
Năm rồi thu hoạch lứa cá đầu tiên (cá sặc rằn) từ việc kết hợp nuôi cá và trồng năn bộp, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 130 triệu đồng/4 công đất.
Trung bình, 4 công năn bộp này mỗi tháng gia đình thu hoạch lợi nhuận bằng 1 năm trồng lúa”.
Nhiều nông dân làm giàu nhờ vào trồng năn bộp kết hợp nuôi cá
Ông Năm cho biết thêm: Trồng năn bộp không khó, muốn cây năn trồng có năng suất cao thì phải biết chọn giống năn bộp.
Định kỳ cứ 15 ngày rải phân với liều 20kg phân DAP/1.000 mét vuông. Mực nước trong ruộng trồng năn phải giữ từ 0,4m trở lên. Sau 01 năm phải cày xới đất, cấy năn lại để có thể đảm bảo thu hoạch quanh năm.
Bên cạnh đó, cần phải đầu tư cống rãnh, tạo môi trường thích hợp để cá tự nhiên vào ở và đẻ trứng, tốt nhất là nên chất chà (làm bằng cây trâm bầu, tre được bó lại chất cặp mé làm nơi trú ẩn cho cá)…
Theo bà Kim Thị Mộng Nhi – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết:
Cây năn bộp có khả năng thích nghi cao, sống được trên đất nhiễm phèn nên rất dễ trồng.
Bên cạnh đó, năn bộp chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài, nhẹ công chăm sóc, thời gian thu hoạch kéo dài 6 - 7 tháng, nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch gần 1 năm. Trong khi đó, cá nuôi trong ruộng năn bộp không phải tốn công chăm sóc và chi phí thức ăn.
Từ khi thực hiện mô hình trồng cây năn bộp kết hợp với nuôi cá, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giả.
Để mô hình này phát huy hiệu quả lâu dài, thời gian tới, UBND xã sẽ tổ chức hội thảo nhằm đánh giá hiệu quả mô hình giúp nông dân học hỏi thêm kinh nghiệm trồng năn kết hợp nuôi cá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho đầu ra ổn định, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt”…
Related news
Từ loài động vật hoang dã, nhưng với kỹ thuật và kinh nghiệm, những “ông vua rắn” ở đầu nguồn đã thuần dưỡng và nuôi nhân tạo thành công loài rắn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đó là rắn hổ hèo.
Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.
Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.
Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.
Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.