Thu Nhập Cao Từ Trồng Nấm

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.
Xuất thân ở xã miền núi, gia đình khó khăn, ông Hòa đã kinh qua nhiều nghề, nhưng cái nghề đem lại cho gia đình ông cuộc sống khấm khá là nghề trồng nấm. Ông Hòa cho hay: Duyên nợ đưa tôi đến với nghề trồng nấm là từ một lần tình cờ nhìn thấy bịch nấm treo la liệt trên dây ở nhà một người quen. Thấy lạ, hỏi ra mới biết đó là nấm sò. Tìm hiểu sâu hơn mới thấy nghề trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu làm chủ được công nghệ thì nghề này cũng “có ăn”. Từ đó, tôi quyết chí theo nghiệp trồng nấm.
Khi nắm chắc bí quyết nhà nghề, làm chủ được công nghệ trồng nấm, ông Hòa liền mua sắm dụng cụ chuyên dùng, lập “phòng hóa nghiệm” để sản xuất meo giống nấm. Năm 2007, khi mẻ meo giống nấm đầu tiên thành công, ông quyết định đầu tư xây dựng lò bể vô trùng, xây trại sản xuất nấm hàng hóa và tuyển lao động làm việc. Ban đầu, tận dụng đất vườn nhà, ông dựng lên 4 trại sản xuất nấm sò thương phẩm.
Làm ăn được, ông thuê mặt bằng mở rộng sản xuất, đến nay đã có 22 trại trồng nấm. Riêng khoản nấm sò, mấy năm gần đây ông lãi ròng trên 100 triệu đồng/năm, chưa kể tiền lời từ bán bịch phôi nấm sò, tiền lời từ nấm rơm chừng vài chục triệu đồng.
Cơ sở của ông đã tạo việc làm thời vụ cho khoảng 60 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 110 ngàn đồng/người/ngày. Từ sản xuất nấm, nhiều năm liền ông Hòa đã đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được Hội Nông dân tỉnh và UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên trì giữ vững diện tích.

Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu.

Được biết, trong thời gian trở lại đây, sản xuất rau an toàn (RAT) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thực tiễn thành công của một số mô hình sản xuất RAT đã cho thấy việc nhân rộng và phát huy hiệu quả của mô hình này là cần thiết.

Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.