Cần Thơ mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu

UBND huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 800 ha diện tích dâu các loại. Trong đó, khoảng 600 ha diện tích trồng dâu Hạ châu cho sản lượng hàng năm gần 6.500 tấn với giá thành bình quân từ 10.000 – 15.000/kg.
Hiện nay, sản phẩm dâu trái các loại được tiêu thụ chính ở hai thị trường là Campuchia và các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ. Tuy nhiên, gần đây dâu Hạ Châu cũng được một số thương lái tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Chính vì vậy, với mục tiêu mở rộng thị trường hơn nữa cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao này, thành phố đã triển khai một số công trình nghiên cứu về cây dâu Hạ châu, trong đó đặc biệt chú trọng vào quy trình bảo quản và chế biến sản phẩm.
Ngoài ra, một số hộ trồng dâu cũng tập trung cải tạo cảnh quan vườn để gắn việc phát triển sản xuất dâu với du lịch sinh thái. Qua đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu.
Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết, địa phương sẽ phối hợp cùng các sở, ngành trên địa bàn thành phố tìm kiếm, tiếp cận các đầu mối kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ châu cũng như các loại dâu khác trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.