75 hộ trồng chanh được chứng nhận VietGAP
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Phòng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh triển khai thực hiện Đề tài VietGAP trên cây chanh Cao Lãnh. Sau 2 năm 2014 – 2015, Hợp tác xã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận đạt chuẩn VietGAP (41 hộ với diện tích 27,3ha).
Tại nhà ông Võ Văn Hòa - ấp Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ cũng vừa đến trao giấy chứng nhận VietGAP cho 34 nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp. Qua 1 năm áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: ghi chép sổ sách canh tác; xử lý ra hoa, chăm sóc theo phương pháp an toàn và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đã có 34 hộ đạt yêu cầu và được Công Ty TNHH công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích trên 20ha, sản lượng ước tính thu hoạch hàng năm là 950 tấn.
Đây là điều kiện thuận lợi để nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp cung cấp chanh sạch đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao hình ảnh trái chanh tại địa phương và từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chanh tại xã An Hiệp nói riêng và của huyện Châu Thành nói chung trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Dù thừa nhận thời gian bảo quản nấm chỉ từ 7-10 ngày, nhưng ông Huỳnh Tấn Đạt, trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm và môi trường Cục Bảo vệ thực vật, cho biết cơ quan chức năng chưa phát hiện có sự bất thường của nấm Trung Quốc.
Bà Sheela Thomas, Chủ tịch Ủy ban Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ ước đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2013-2014.
Sau hơn 4 năm kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn rất khiếm tốn, 65 tiêu chí kiểm soát bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất trong khi giá bán sản phẩm không cao hơn khiến nông dân không mặn mà với quy trình này.
Việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.