Thời Tiết Lạnh Gây Khó Khăn Cho Việc Nuôi Tôm Ở Tuy An (Phú Yên)
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong vụ nuôi tôm đợt I năm 2014, dự kiến Tuy An sẽ đưa vào thả nuôi khoảng 350ha. Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã xuống giống được hơn 127ha, trong đó có hơn 110ha tôm thẻ chân trắng và 17ha tôm sú.
Hiện tình hình nuôi tôm ở huyện Tuy An gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm này, ngoài 1ha tôm nuôi ở xã An Chấn thả nuôi hơn 1,5 tháng tuổi bị chết chưa rõ nguyên nhân và 2,4ha ở xã An Hiệp thả nuôi được hơn 1 tháng tuổi mắc bệnh đốm trắng và đang chết rải rác, thì tình trạng tôm nuôi chậm lớn đang xảy ra phổ biến trên hầu hết diện tích nuôi tôm ở các địa phương.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và hộ nuôi tôm, nguyên nhân tôm nuôi mắc bệnh, bị chết và chậm lớn là do trong thời gian gần đây điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa lạnh kéo dài đã tác động xấu đến tôm nuôi.
Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã yêu cầu hộ nuôi tôm chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý khi tôm nuôi có biểu hiện bị bệnh, thực hiện các biện pháp không để dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan sang diện rộng. Đối với diện tích nuôi tôm chưa thả giống cần phải lùi thời gian xuống giống để chờ thời tiết ấm lên, phải sử dụng nguồn con giống có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.
Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.
Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.
Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.