Hiệu Quả Của Một Tổ Hợp Tác Bưởi Da Xanh
Tổ hợp tác (THT) sản xuất bưởi da xanh Phú Thành (xã Quới Sơn - Châu Thành - Bến Tre) là một trong những tổ đầu tiên trong huyện được cấp chứng nhận VietGAp với 18 hộ, diện tích 8,5ha.
Từ đầu năm 2006, THT ra đời, với 34 thành viên/21ha. Khoảng 5 tháng sau, THT đã phát triển lên 71 thành viên/41ha. Năm 2013, tổ được sự hỗ trợ tích cực của Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng NN&PTNT phối hợp triển khai mô hình phát triển THT khá hiệu quả. Khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ phía Nhà nước 30% chi phí phân bón, 50% máy móc thiết bị, THT đã triển khai sâu rộng trong các hộ tham gia và đã phân công giao việc cụ thể cho từng thành viên THT.
Tổng nguồn vốn được hỗ trợ là 202 triệu đồng, được chia đều cho các thành viên. Trong đó, hỗ trợ phân bón vô cơ 78 triệu đồng, phân bón hữu cơ 78 triệu đồng, máy móc thiết bị 45 triệu đồng. Phòng NN&PTNT phối hợp kiểm tra giao 16.248kg phân bón hữu cơ, 4.885kg phân bón vô cơ, 34 máy móc thiết bị cho các thành viên, với tổng số tiền 196 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra gồm Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng NN&PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 4 hộ thành viên (ông Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn So, Đào Văn Minh, Nguyễn Thanh Dũng). Qua kiểm tra cho thấy, các hộ có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng và hiệu quả.
Vườn bưởi phát triển tốt, vườn thông thoáng sạch đẹp hơn. Riêng THT cũng định kỳ hàng tháng tổ chức họp chuyên đề theo các đề xuất, kiến nghị của tổ viên về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, tưới nước...
Theo ông Trịnh Ngọc Trung - Tổ trưởng THT Phú Thành, trước khi tham gia, đa số bà con trồng chuyên canh dừa, nhãn, vườn tạp không hiệu quả. Một số ít hộ thấy bưởi da xanh là loại cây trái ngon nên tìm giống về trồng chủ yếu để ăn, với nhiều loại giống trôi nổi, không có kỹ thuật trồng và chăm sóc. THT ra đời, giúp nông dân tiếp cận được khoa học kỹ thuật tốt hơn, canh tác hiệu quả hơn.
Điều rất phấn khởi là THT hình thành không bao lâu, đã được Công ty cổ phần giám định và khử trùng FCC xét công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 8,5ha, của 18 hộ tham gia.
Tổ đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp Hương Miền Tây để bán sản phẩm từ 3 năm nay; riêng năm 2013 đã ký hợp đồng 200 tấn. Nhờ vậy, một số hộ có diện tích lớn, mỗi tháng thu nhập bình quân vài ba chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.
Được triển khai thực hiện trong năm 2012, mô hình nuôi cá hệ VAC tại 2 xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chủ trì thực hiện được các cơ quan chức năng đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ hội giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.
Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy - Nam Định) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.
Anh Bá Khánh, thôn Như Bình, xã Phước Thái (Ninh Phước - Ninh Thuận) là nông dân đầu tiên trong xã nuôi cừu vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế.
Nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch hơn 16.500ha lúa Hè thu, năng suất trung bình hơn 6,3 tấn/ha. Thời tiết nắng nhiều trong những ngày gần đây giúp việc thu hoạch lúa của bà con thuận lợi; đồng thời thương lái thu mua lúa hàng hóa xuất hiện nhiều và sẵn sàng đặt cọc trước đối với những ruộng đang trổ chín với giá cao hơn trước đó.