Xử Phạt Các Hộ Trồng Thanh Long Trên Ruộng Lúa
Hàm Hiệp được coi là “cái nôi” thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Người dân nơi đây hàng năm không chỉ tăng về diện tích thanh long, mà còn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chương trình VietGAP.
80% hộ trồng thanh long
Ở Hàm Hiệp giờ đây không còn đất trống. Đâu đâu cũng phủ kín thanh long. Nhờ thanh long mà người dân Hàm Hiệp giàu lên nhanh chóng.
Chỉ tính trong năm 2013, sản lượng lương thực 2.250 tấn, (tăng 250 tấn) đạt 112,5% so với kế hoạch. Sản lượng thanh long hơn 43.000 tấn, (tăng 5.000 tấn) đạt 113,2% so với kế hoạch. Trồng mới 38,65ha thanh long, nâng diện tích thanh long tại xã lên 1.415,19ha (với khoảng 2.400 hộ trồng).
Nét nổi bật của Hàm Hiệp là ngoài việc ổn định diện tích, nông dân đã tích cực tham gia thực hiện chương trình thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến đầu tháng 4/2014 Hàm Hiệp đã có 820,2874ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP, chiếm 60% số hộ trồng thanh long.
Trong đó, Trung tâm Phát triển cây thanh long Bình Thuận đã kiểm tra và tái cấp giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã thanh long hữu cơ Phú Hội, tổ Suối Dầu, tổ Phú Nhang, tổ Rừng Hầm, tổ Cẩm Hang, tổ Xuân Lộc, tổ Đại Lộc, tổ đường màu ông Ky, tổ Hiệp Điền, tổ Phú Điền 3… với diện tích 389ha. Đồng thời, cấp giấy chứng nhận mới cho 40 hộ dân tổ Đoàn Kết, tổ Bàu Gia với diện tích 37,41ha.
Nhiều hộ nông dân có diện tích trồng thanh long khá lớn từ 8.000 trụ trở lên, hàng năm thu nhập trên 500 triệu đồng như: Trang trại thanh long của anh Trần Thanh Tuấn (mới thành lập Công ty TNHH Tân Tiến) có diện tích 25ha, trồng gần 26.000 trụ thanh long.
Chỉ 1 đợt thanh long trái vụ anh đã thu hơn 3 tỷ đồng. Hay các ông Nguyễn Văn Trọng, Phan Văn Hiếu, Phan Văn Trung, Phan Văn Lương ở thôn Xuân Điền trồng trên 8.000 trụ thanh long.
Xử phạt các hộ trồng thanh long trên đất lúa
Theo ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Hàm Hiệp cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2014 các hộ dân trồng mới 11,3 ha, trong đó 2,11ha thanh long trồng trên đất lúa, xã đã lập biên bản xử phạt 4 trường hợp và yêu cầu các hộ dân cam kết không tái phạm. Vừa xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền, đồng thời tuyên truyền cho người dân và yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Có thể nói, năm 2014 người dân Hàm Hiệp có sự chuyển hướng không tăng diện tích mà chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long bằng chương trình VietGAP. Đây là hướng đi ổn định và phù hợp với xu thế thị trường xuất khẩu thanh long hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Sáng (12.10), hàng chục nông dân khu vực ĐBSCL đã lên máy bay ra Hà Nội, chuẩn bị tham dự lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10).
Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua, Hội Nông dân Nghệ An đã tiến hành các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vốn, phân bón, vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển giao tiến bộ KHKT… tạo lợi ích thiết thực cho ND.
“Những tháng cuối năm 2015 và năm 2016, Hội Nông dân (ND) TP.Đà Nẵng dồn lực để kiện toàn, củng cố chi, tổ hội ND, đặc biệt là chi, tổ hội ở địa bàn đô thị” - ông Đặng Công Thắng- Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND TP.Đà Nẵng chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị gửi các bộ, ngành, địa phương về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Sau gần 5 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM), Vĩnh Linh đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Năm 2015, Vĩnh Linh phấn đấu có thêm 4 xã về đích. Và mục tiêu cao hơn nữa là trở thành huyện NTM đầu tiên của Quảng Trị vào cuối năm 2020.