Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản
Qua số liệu của ngành chức năng, việc điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh ước đạt 4.000 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi là 2.160 tấn, cá nước ngọt là 1.790 tấn, tôm, cá biển là 50 tấn. Sản lượng này cũng giảm so kế hoạch.
Do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ xuống thấp về đêm, tôm phát triển chậm. Một số ao có hiện tượng tôm bỏ ăn, chậm lớn nên đã thu hoạch sớm, có 5,2 ha tại xã Vĩnh Tân và 4 ha tại xã Phước Thể thu hoạch sớm lúc tôm mới được 1,5 - 2 tháng tuổi. Trong thời gian này, người nuôi hạn chế thả giống. Nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản trong tỉnh qua 3 tháng đầu năm là không thuận lợi. Ngoại trừ nuôi thủy sản nước ngọt không xảy ra dịch bệnh, thu hoạch được khoảng 1.790 tấn. Nuôi lồng bè trên biển sản lượng thu hoạch đạt 50 tấn cá, tôm các loại.
Nghề sản xuất, kinh doanh tôm giống trong tháng 5 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Giá tôm thương phẩm thấp, thời tiết ở các tỉnh miền Nam và miền Trung tiếp tục nắng nóng, độ mặn cao nên người nuôi hạn chế thả giống. Các cơ sở sản xuất tôm giống hiện nay đang giảm công suất, chỉ làm cầm chừng do tôm không tiêu thụ được.
Còn về nuôi tôm nước lợ, trong tháng 5 thả mới được khoảng 20 ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, diện tích thu hoạch trong tháng 5 là 30 ha, sản lượng thu hoạch được 240 tấn, năng suất bình quân 8 tấn/ha. Hiện còn 145 ha chưa khai thác. Cũng do yếu tố thời tiết nóng bức, một số nơi thiếu nước ngọt nên nhiều hộ nuôi chưa thả giống.
Các điểm nuôi ở khu vực phía Bắc tỉnh như xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Chí Công, Hòa Minh, Hòa Phú tôm chậm lớn và có hiện tượng teo gan nên tôm chết rải rác như xã Hòa Thắng (Bắc Bình); một số điểm nuôi ở Hàm Thuận Bắc tôm cũng chậm lớn và có biểu hiện của bệnh phân trắng. Có nơi phải thu hoạch tôm sớm khi tôm mới ở giai đoạn 30 - 40 ngày tuổi.
Ở khu vực phía Nam, nhiều vùng nuôi cũng có biểu hiện của bệnh phân trắng, tại Tân Hải, Tân Tiến có 4 ha thu sớm khi tôm được 40 - 60 ngày tuổi, do tôm chậm lớn và có biểu hiện của bệnh đỏ thân và phân trắng; khu vực Tân Phước thu sớm 2 ha khi tôm được 50 - 60 ngày tuổi, do tôm chậm lớn và có biểu hiện của bệnh phân trắng. Riêng nghề nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi lồng bè trên biển tiếp tục ổn định, không có dịch bệnh. Trong tháng 5, thu hoạch thủy sản nước ngọt khoảng 30 tấn và nuôi lồng bè trên biển còn một sản lượng lớn cá mú và cá bớp chưa thu hoạch.
Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại đối với nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh 5 tháng qua là do thời tiết. Một nguyên nhân không thể tìm ra biện pháp khắc phục.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh có 1.600 hộ dân ở 6 huyện tham gia mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 3.000,4 ha.
Nông dân trồng nấm tại xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) cho biết, mùa nắng kéo dài cộng với nhiệt độ cao khiến việc trồng nấm của các hộ bị gián đoạn. Theo ông Trần Văn Tường (ấp Hưng Hòa), nhiệt độ trong nhà nấm khoảng 28 độ C (ngoài trời dao động từ 32 độC - 34 độC) là điều kiện thích hợp nhất để trồng nấm.
Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.