Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng
Việc tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy trình nhổ, gom, đốt và phun thuốc trên diện tích bị bệnh, đồng thời phun rộng ra xung quanh vùng đệm với bán kính 30m, sau 15 ngày phun lại một lần nữa. Qua đợt tiêu hủy lần này, ngành chức năng hướng dẫn các địa phương tiếp tục tiêu hủy số diện tích sắn còn lại bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng.
Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại 131,6ha sắn, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90% cây, giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong đó, các huyện Đồng Xuân 55ha, Tuy An 4,5ha, Phú Hòa 2,5ha, Sơn Hòa 7,6ha, Sông Hinh 55ha, huyện Tây Hòa và TX Sông Cầu mỗi địa phương 5ha.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 14.7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị.
Chỉ trong vòng 1 tháng thực hiện kế hoạch của Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang, đến nay, tại vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện gồm các xã Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành, Liên Hiệp, Việt Vinh và Kim Ngọc đã hoàn thành chỉ tiêu gieo cấy vụ Mùa. Các xã còn lại đang tích cực hoàn thành kế hoạch được giao.
Mấy năm gần đây cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi từ Bắc tới Nam với tổng diện tích lên tới 560.000ha. Được Bộ Công thương đưa vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ đô la, sắn là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau gạo và cà phê.
Đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được gần 50.000ha lúa Thu đông. Một số nơi xuống giống sớm như huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy… thì người dân đã bắt đầu thu hoạch khoảng 1.000ha, ước năng suất bình quân 4,7 tấn/ha.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.