Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống
Tuy nhiên, công tác thực thi bản quyền giống theo quy định còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác thu thập số liệu sử dụng giống xác nhận cũng như giám sát chất lượng giống để kịp thời cải tiến, phục tráng khi giống bị thoái hóa…
Tạo ra giống lúa chất lượng cao vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát năm 2014, có trên 40 giống lúa mang tên OM của Viện Lúa ĐBSCL đang được sử dụng tại các tỉnh ĐBSCL và diện tích gieo sạ giống OM chiếm khoảng 77% tùy theo từng vụ. Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: Về hoạt động bảo hộ giống, cho đến nay, Viện Lúa đã có 18 giống lúa được bảo hộ và có bản quyền tác giả.
Riêng trong năm 2014, Viện đã hoàn thiện hồ sơ và được chấp nhận đơn xem xét bảo hộ cho 4 giống lúa, bao gồm 2 giống lúa OM 10373 và OM 261 cùng 2 giống nếp OM 366 và OM 368. Viện Lúa ĐBSCL cũng đã chuyển giao quyền khai thác thương mại độc quyền 7 giống lúa cho 3 đơn vị kinh doanh giống là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang khai thác các giống OM 2514, OM 2517, OM 5451, OMCS 2000; Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam khai thác giống OM 5953 và OM 8017;
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương khai thác giống OM 6976. Bên cạnh chuyển nhượng bản quyền, Viện Lúa cùng đã khai thác tác quyền các giống lúa OM thông qua ký kết hợp đồng tác quyền với 9 đơn vị, công ty, trong đó Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang là đơn vị tiên phong trong việc ký hợp đồng trả tác quyền khai thác các giống OM. Các công ty khác cũng đã ký hợp đồng trả tác quyền Công ty Giống cây trồng Miền Nam, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Hưng Phát.
Phó Giáo sư -Tiến sĩ Trần Thị Cúc Hòa, Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL là tác giả chính của 8 giống lúa quốc gia và 2 giống sản xuất thử. Trong đó, 5 giống lúa đã được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và 3 giống lúa được các công ty mua bản quyền. Giống OM 5451 đã được Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang mua bản quyền khai thác độc quyền từ năm 2011. Giống OM 6976 được chuyển nhượng hoàn toàn bản quyền cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương khai thác từ Phú Yên ra miền Bắc, còn từ Khánh Hòa trở vào các công ty hợp đồng khai thác tác quyền 200 đồng/kg giống trả cho Viện lúa ĐBSCL.
Giống OM 8017 đã được Tổng Công ty Giống Cây trồng Thái Bình và Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam cùng tham gia mua bản quyền và phân chia khai thác ở miền Nam và miền Bắc. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Thị Cúc Hòa, chia sẻ: “Hạnh phúc của người làm công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa chính là các giống lúa do mình chọn tạo được nông dân tiếp nhận và gieo trồng trên diện rộng.
Khi giống được các doanh nghiệp mua bản quyền hoặc hợp đồng khai thác tác quyền thì đây không những là phần thưởng khích lệ cho các tác giả mà còn là sự công nhận kết quả nghiên cứu khoa học được nông dân tiếp nhận ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
PGS. TS Hòa mong muốn sắp tới sẽ có nhiều công ty sản xuất, kinh doanh giống lúa tham gia mua bản quyền hoặc hợp đồng khai thác tác quyền, qua đó hỗ trợ các viện nghiên cứu có thêm kinh phí và khuyến khích các nhà khoa học tạo ra các giống mới được ứng dụng vào sản xuất.
Tuy việc thực thi bản quyền giống đã bước đầu được triển khai và chứng minh được những mặt tích cực rõ rệt, tạo được động lực và nâng cao trách nhiệm của cả người nghiên cứu tạo ra giống và cả người khai thác sử dụng, việc thực thi bản quyền hiện nay còn nhiều bất cập.
Theo kết quả điều tra bước đầu tại 13 tỉnh ĐBSCL cho thấy, hiện có 61 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM. Các công ty đều cung ứng giống thông qua hệ thống đại lý với khoảng hơn 240 đại lý khác nhau. Song chỉ có 6 công ty trong số tiến hành ký hợp đồng thực hiện tác quyền, còn 55 công ty khác chưa thực hiện và chỉ một số ít trong số công ty ký hợp đồng tiến hành thanh toán tiền bản quyền như đã ký kết. Điều này không chỉ tạo sự bất bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh giống mà còn gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát chất lượng giống.
Nhiều giống lúa mang tên OM nhưng đã bị các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống thêm tên hoặc đặt tên khác, nhiều cơ sở sản xuất giống OM nhưng không rõ nguồn gốc của giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào....
Từ những bất cập nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cần coi việc giám sát việc thực thi bản quyền là một khâu bắt buộc quan trọng góp phần để kiểm soát chất lượng giống. Do đó cần tiến hành song song việc thực thi bản quyền trong quá trình thanh, kiểm tra chất lượng giống cây trồng, tạo điều kiện để các cơ quan tác giả và cơ quan kinh doanh giống phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất, thương mại giống cây trồng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giống phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…
Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.