Hai giống ngô chịu hạn

Tại huyện Nông Sơn, CP 333 và CP 888 được SX tại cánh đồng Khe Le, thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung. Thời kỳ cây con từ 3 - 5 lá gặp thời tiết nắng nóng, ít mưa nên cây sinh trưởng phát triển chậm.
Thời kỳ ngô xoắn nõn, trổ cờ phun râu (từ ngày 5 - 20/3) cũng nắng nóng, song CP 333 và CP 888 sinh trưởng khá tốt. TGST từ 95 - 105 ngày, thuộc nhóm giống chín sớm và chín trung bình. Năng suất CP 888 đạt 78 tạ/ha, CP 333 khoảng 74 tạ/ha. Trong khi đó giống đối chứng chỉ đạt 56 tạ/ha.
Ông Trần Thành, thôn Trung Phước, xã Duy Phú trồng 3 sào CP888 và CP 333 cho biết: Mặc dù hạn hán kéo dài nhưng 2 giống ngô này sinh trưởng phát triển tốt, lá màu xanh đậm, cao cây, chiều cao đóng bắp cao, hạt màu vàng đậm, dạng hạt đá. CP333 có đặc điểm lá bì phủ kín bắp, ít bị mốc, do đó để được lâu ngày.
“Trong vụ này CP 888 nhiễm nhẹ bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục quả nhẹ. Còn CP 333 nhiễm nhẹ bệnh đốm lá nhỏ, cứng cây, không bị đỗ ngã”, ông Thành nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Thanh, phụ trách kinh doanh khu vực miền Trung, Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam cho biết, CP 888 và CP 333 trồng được quanh năm, thích nghi rộng trên các loại đất, năng suất đạt 8 - 12 tấn/ha. Đặc biệt CP 888 cho hai trái to và đều.
“Để phòng trừ sâu đục thân hoặc đục trái bà con nên bỏ khoảng 15 hạt Basudin 10H hay Furadan 3H vào lá nõn ở các giai đoạn 15, 30 và 45 ngày sau khi gieo”, ông Thanh cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.

Từng là hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành tại thủ đô, rồi là nhân viên của Tập đoàn Mobifone, nhưng trong tâm khảm của anh Phạm Văn Nhật (xóm 4, xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn canh cánh mong ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Rời xa chốn phồn hoa đô hội, anh Phạm Văn Nhật đã trở về mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi chí làm giàu.