Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419
Sau hơn 9 tháng triển khai trồng giống mì này, đến nay đã cho kết quả khả quan, năng suất cao hơn những giống mì khác từ 20 - 25%.
Gia đình anh Đỗ Văn Nhuệ ở thôn Bình Minh-xã Phú Cần đang thu hoạch giống mì mới KM419. Đây là một trong 2 hộ nông dân của xã Phú Cần được Trạm Khuyến nông huyện chọn để thực hiện trồng thử nghiệm giống mì mới này, với diện tích trồng là 1 ha.
Anh Nhuệ cho biết, khi nhận tham gia trồng thử nghiệm, gia đình cũng gặp không ít khó khăn vì ít người, là giống mì mới, công việc chăm sóc phải thường xuyên. Tuy nhiên, gia đình vẫn quyết định tham gia để thấy kết quả có chuyển biến hơn không so với các giống mì khác gia đình vẫn thường trồng. Sau thời gian chăm sóc theo sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, kết quả đã thể hiện rõ.
"Năm nay tôi chuyển đổi sang giống mì KM419. Tôi thấy giống mì này hiệu quả hơn, củ nhiều và to. Gia đình tôi quyết định năm tới, sẽ tiếp tục trồng giống mì này và phổ biến cho bà con để nhân rộng"-anh Nhuệ tâm sự.
Qua thực tế sản xuất cho thấy, mặc dù khi xuống giống, từ tháng 5-2014 gặp thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, nhưng giống mì KM419 vẫn thích nghi trên đất ruộng ở địa phương Phú Cần cũng như các địa phương khác. Từ kết quả này, xã Phú Cần sẽ cơ cấu giống mì mới này trở thành giống thường trực của những vụ sản xuất trong những năm tiếp theo, nhằm từng bước thay thế dần các loại giống mì thoái hóa, năng suất thấp. Để làm được điều này thì Hội Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền cho các hội viên.
Ông Kpă Cường-Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Cần (huyện Krông Pa), nhận xét: "Qua mô hình mì giống mới của Trạm Khuyến nông huyện thì theo tôi đạt hiệu quả, năng suất cao. Sắp tới, UBND xã có chương trình tổ chức mua giống mới như mô hình giống hiện tại này để khai nhân rộng cho bà con xã Phú Cần".
Giống mì KM 419 có thời gian sinh trưởng 7 - 10 tháng, năng suất củ tươi đạt trên 50 tấn/ha, vượt 20 - 25% so với giống KM94, hàm lượng tinh bột đạt 27,8 - 30,7%. Đặc biệt, nếu các hộ nông dân đầu tư trồng có tưới thì năng suất còn cao hơn nữa. Diện tích trồng thử nghiệm được thực hiện tại 4 xã, thị trấn với tổng diện tích 17 ha, gồm: Ia Mlah 2 ha; Phú Cần 2 ha; Chư Drang 7 ha và thị trấn Phú Túc 6 ha. Ngay sau khi các diện tích trồng thử nghiệm thu hoạch thì việc phân bổ giống cho các địa phương khác trên địa bàn huyện thì Trạm Khuyến nông huyện cần có kế hoạch cụ thể.
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Ngọc Châu-Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa, cho biết: "Trạm có kế hoạch thu hồi và cấp lại các xã để triển khai nhân rộng. Bình quân mỗi hộ 20 bó cây giống. Năm sau, Trạm sẽ triển khai nhân rộng tới xã Chư Ngọc 2 ha và Ia Rsai 2 ha để tiếp tục nhân rộng và thay đổi cơ cấu giống mới trên địa bàn huyện".
Có thể bạn quan tâm
Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...
Trước đây, người dân chỉ bắt sò giá loại lớn để làm thức ăn cho tôm hùm. Nhưng hiện nay, vì thương lái đổ xô mua loại sò này với giá cao nên người dân khai thác triệt để.
Từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít, nắng nóng gay gắt kéo dài nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến nuôi cá vụ ba.
Gần như tất cả gà và các sản phẩm thịt gà được bán ở Hoa Kỳ đến từ gà nở, nuôi và chế biế tại Hoa Kỳ.