Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Từ Rau Ngót

Thoát Nghèo Từ Rau Ngót
Ngày đăng: 28/07/2013

Với hơn một sào đất vườn, giá thị trường luôn giữ ở mức ổn định, cây rau ngót đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình ông Lê Quốc Ba (thôn Quảng Đại 2, Đại Cường - Đại Lộc).

Sau chiến tranh, ông Ba trở về quê làm nông với một cái chân cụt. Đi lại khó khăn, những lúc trái gió trở trời chân lại đau nhức, nhưng điều đó không ngăn cản được quyết tâm vươn lên của ông. Thiếu đi bàn chân nhưng ông Ba không thua kém một người bình thường, vẫn có thể lái máy cày làm đất trên những mảnh ruộng của làng. Hết công việc đồng áng, ông lại chuyển sang thâm canh mấy sào đất hoa màu ven bãi bồi sông Thu.

Hết thời vụ là những ngày nông nhàn, ông lại trở về với sào đất trồng chuối trong vườn để kiếm thêm khoản thu nhập trang trải chi tiêu. Bỏ nhiều công chăm sóc nhưng chuối thường bị bệnh lùn lá, đến lúc thu hoạch lại không đáng là bao khiến ông nhiều đêm trăn trở, muốn tìm một hướng đi mới hiệu quả hơn. “Cây chuối không chịu được nắng nóng, cứ độ hè là bị phung đọt, không cho buồng được nữa phải đào gốc trồng lại tốn công lắm” - ông Ba cho biết.

Xem ti vi, thấy xã bên được lên truyền hình về phương pháp trồng rau ngót đem lại hiệu quả kinh tế, ông Ba quyết định dành thời giờ tìm hiểu. Hễ rảnh lúc nào là ông lại chạy xe đến từng hộ chuyên trồng để học hỏi cách canh tác cây rau ngót.

Ông còn đến các chợ với mục đích nắm bắt nhu cầu thị trường về loại rau này, tìm hiểu sức mua của người dân rồi mới đi đến trồng thử nghiệm. Thời điểm ông Ba bắt đầu trồng, một lon hạt ngót có giá 50 nghìn đồng, như vậy với một sào đất vườn phí đầu tư hạt giống chưa tới 200 nghìn đồng, phù hợp với khả năng của người nông dân.

Ông Ba cho hay, hạt giống mua về đảm bảo độ nảy mầm tới 90%, cây mọc rất khỏe, mau ra nhánh, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Khác với những loại cây trồng khác, rau ngót có thể thu hoạch quanh năm, thời gian thu hoạch tối đa là 5 năm, sau đó mới phá bỏ trồng lại.

Ba năm qua, vườn rau ngót phát triển mạnh và cho lá đều. Ông Ba cho biết: “Cây rau ngót ưa nắng, có nắng là cây phát triển nhanh, mỗi tháng có thể thu hoạch 2 - 3 lứa. Vào mùa mưa, cây phát triển chậm hơn, chừng 1 - 1,5 tháng mới thu hoạch 1 lứa.

Trung bình mỗi tháng thu hoạch từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa thu lời 600 - 700 nghìn đồng. Trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình tôi cũng còn dư gần chục triệu đồng từ việc bán rau. Công việc này thật sự nhẹ nhàng và rất hiệu quả nên tôi sẽ tận dụng triệt để diện tích đất trong vườn để mở rộng chuyên canh cây rau ngót trong thời gian tới” - ông Ba nói.


Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trồng Mía Áp Dụng Công Nghệ Tưới Nhỏ Giọt Gia Lai: Trồng Mía Áp Dụng Công Nghệ Tưới Nhỏ Giọt

Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía

10/02/2011
Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

19/06/2012
Thái Lan Chìm Trong Lũ Lụt Thái Lan Chìm Trong Lũ Lụt

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

20/10/2011
Nuôi Cua Lột “Hốt” Đô La Nuôi Cua Lột “Hốt” Đô La

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

10/02/2011
Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.

12/07/2012