Cách làm nông thôn mới sáng tạo ở huyện Bình Xuyên

Phát triển song song nông nghiệp và công nghiệp
Ông Nguyễn Huy Hải – Phó trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Xuyên cho biết:
“Khi triển khai xây dựng NTM, Ban chỉ đạo huyện đã phát động phong trào “Bình Xuyên chung sức xây dựng NTM” với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao mức sống của người dân, phấn đấu là một trong những huyện NTM tốp đầu của tỉnh.
Đến nay, 10/10 xã của huyện đã đạt tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo”.
Trang trại gia cầm của ông Lưu Văn Chinh ở thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) cho doanh thu hơn 300 triệu mỗi năm.
Cũng theo ông Hải, huyện Bình Xuyên được xác định là trọng điểm phát triển công nghiệp và nằm trong vùng đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của một huyện công nghiệp là phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đang thu hẹp, huyện đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp tích cực để khai thác tối đa tiềm năng về lao động, đất đai, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện cũng như thu hút vốn đầu tư xây dựng NTM.
Trong sản xuất phát triển, huyện đã thực hiện đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; triển khai thí điểm nhiều mô hình cơ giới hóa nông nghiệp;
Nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như:
Thực hiện được 846ha giống lúa mới nâng cao thu nhập cho người dân từ 2,5-3,5 triệu đồng/ha/vụ; diện tích cây thực phẩm (bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, ớt..) cho nông dân trên 30 triệu/đồng/ha/vụ.
Tổng số vật nuôi hỗ trợ là trên 221,000 con cho nhiều trang trại lớn trên địa bàn huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2015 kinh tế công nghiệp của huyện phát triển mạnh, dù gây khó khăn về vấn đề an ninh trật tự nhưng vẫn là điều kiện để người dân trong huyện có công việc ổn định.
Huyện đã chỉ đạo các xã kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển kinh tế gắn với nền quốc phòng an ninh, đảm bảo an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để hình thành các khu công nghiệp bền vững như: Bá Thiện 1, Bá Thiện 2.
Người dân trong và ngoài huyện đã tìm được việc làm trong các khu công nghiệp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 70%.
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Ông Nguyễn Huy Hải cho hay: “Huyện đã tận dụng, đan xen nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân một cách uyển chuyển, mềm dẻo với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Theo đó, nguồn thu chính của huyện Bình Xuyên chủ yếu từ công nghiệp sẽ trích một phần hỗ trợ các xã xây dựng NTM, trong đó mỗi trung tâm văn hóa xã sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng, mỗi nhà văn hóa thôn xây mới là 150 triệu đồng, chợ nông thôn là 1 tỷ đồng”.
Sau 5 năm xây dựng NTM, huyện Bình Xuyên đã tích cực huy động được hơn 1,218 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn của tỉnh 276,25 tỷ đồng, của huyện 201,3 tỷ đồng, của các xã 135 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 18 tỷ đồng.
Không những vậy, do đặc thù huyện công nghiệp có giá đất cao nhưng nhiều hộ dân vẫn tự nguyện phá tường rào, hiến đất thổ cư, đất nông nghiệp với tổng số 29,161m2 đất và 12,504 ngày công lao động để xây dựng NTM.
Đó là những đóng góp thể hiện sự đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới toàn đảng viên, cán bộ, nhân dân trong huyện Bình Xuyên.
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị cho việc gieo cấy, xuống giống vụ hè thu năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các tỉnh tuân thủ chỉ đạo sản xuất của Bộ và lưu ý công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Thời tiết rét đậm vào giữa tháng 2 đúng vào thời vụ tập trung cấy lúa xuân của Hà Nội nhưng do cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân xử lý nên đã hạn chế diện tích lúa chết rét.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xác nhận hơn ngàn hecta rau tại Đà Lạt và những vùng nông nghiệp trọng điểm như Đơn Dương, Đức Trọng... đang rớt giá thê thảm.

Từ 5 sào trồng hoa đồng tiền ban đầu, nay anh đã mở rộng quy mô trồng lên 15 sào, mỗi lần thu hoạch, anh Khá thu 8.000- 10.000 bông, giá bán từ 1.000 - 1.200 đồng/bông. Mỗi năm doanh thu từ 200-300 triệu đồng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nước hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã tìm được hướng đi đúng khi tập trung phát triển các cây công nghiệp; triển khai được một số dự án công nghiệp đột phá; thực hiện thành công chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ.