Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản
Ngày đăng: 24/11/2015

Theo Tổng cục Thủy sản, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, ngành thuỷ sản tập trung quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín quy trình từ sản xuất sản phẩm - lưu thông - chế biến- tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng.

Trong đó người nông dân chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp có trách nhiệm tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.

Nhưng hiện nay mối quan hệ này mỏng và lỏng lẻo thiếu liên kết và không cộng đồng trách nhiệm...

Trong ngành thuỷ sản có trên 250 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong đó nổi lên một số doanh nghiệp lớn như:

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGIFISH); Công ty cổ phần Hùng Vương; Công ty TNHH Hùng cá; Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú; Công ty cổ phần Nam Việt;...

đó là một số doanh nghiệp lớn có sự liên kết giữa người nuôi trồng thuỷ sản với doanh nghiệp.

Riêng đối với liên kết trong hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT), theo báo cáo của 32 tỉnh/thành, đến hết năm 2014, tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 339 HTX, số THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 4.579 THT.

Các HTX hoạt động chuyên nuôi trồng thủy sản là 99; 206 HTX hoạt động tổng hợp nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, kinh doanh, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản...

Hiện nay có 15/32 tỉnh không còn THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (chiếm 46,8% số tỉnh có báo cáo).

Ngoài ra, trong nuôi trồng thuỷ sản còn một số hình thức liên kết khác như tổ cộng đồng quản lý; chi hội nghề cá; nghiệp đoàn.

Theo Tổng cục Thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đã chỉ rõ, để thực hiện hiệu quả đề án hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành thủy sản cần tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, trước mắt ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi; với ngành hàng cá tra phát triển theo Nghị định số 36 về phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, phát triển các hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối.

Đặc biệt, sẽ thành lập và phát triển các HTX, THT nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ở những nơi có điều kiện: Thuộc vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; hệ thống hạ tầng, thủy lợi tạo mối liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Chình Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chình Hiệu Quả

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

18/02/2011
Phát Triển Cây Mắc Ca Phát Triển Cây Mắc Ca

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc

27/07/2011
Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

27/07/2011
Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh

12/01/2012
Nhộn Nhịp Ngày Mùa Nhộn Nhịp Ngày Mùa

Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...

30/07/2011