Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn
Ông Lê Công Chiến (trái) giới thiệu về mô hình nuôi thỏ sinh sản.
Còn nhớ, hồi đầu tháng 10.2013, ông Chiến được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh xã để xây dựng mô hình nuôi thỏ.
Với số vốn vay được, ông mua 20 con thỏ giống gồm 17 con cái và 3 con đực.
Từ những con thỏ giống đầu tiên, ông Chiến đã nhanh chóng gây được đàn thỏ sinh sản.
Hơn 1 năm nay, trung bình mỗi tháng, ông Chiến xuất chuồng 160 - 200kg thỏ thịt, với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Ngoài bán thỏ thịt thương phẩm, ông Chiến còn bán thỏ giống cho các hộ trong và ngoài xã.
Nhiều hộ nuôi thỏ theo gia đình ông Chiến đến nay đã có thu nhập ổn định hàng tháng.
Hiện tại, ông Lê Công Chiến đang nuôi trên 10 con thỏ đực giống, 30 con thỏ cái sinh sản và 85 con thỏ thịt.
Đàn thỏ của ông Chiến đang phát triển tốt và không đủ cung cấp cho thị trường cả về thỏ giống và thỏ thịt thương phẩm.
Theo ông Chiến, tuy ở đồng bằng, nhưng nguồn thức ăn của thỏ không hiếm.
Đó là rau muống, rau lang, cỏ…Ông Chiến trồng khoảng 500m2 rau muống để có nguồn thức ăn cho thỏ thường xuyên.
Ông còn thiết kế hệ thống ròng rọc để khi cắt rau muống xong vô bao, móc vào ròng rọc đưa đến tận chuồng nuôi thỏ.
Mỗi ngày, ông cho thỏ ăn 2 lần.
Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng 1 tuần một lần.
Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Mỗi lứa đẻ từ 5 - 8 con.
Nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động 50.000 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt.
Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phối giống lại và hơn 30 ngày sau là đẻ tiếp vì thế việc nhân đàn rất nhanh. Nuôi thỏ, quan trọng là chủ động được nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch thì đảm bảo thành công…”.
Có thể bạn quan tâm
Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.
Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.
Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.