Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản
* 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Huyện ủy Xuân Lộc, kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới vào năm 2009 đến nay, toàn huyện có 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhờ chú trọng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ở huyện Xuân Lộc luôn tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất cũng đã dịch chuyển dần theo hướng 4 có: có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ và có thu nhập cao.
Thu nhập của bà con nông dân từ đó cũng đã từng bước được nâng cao. Hiện Xuân Lộc cũng đã định hướng phát triển các loại cây trồng cho thu nhập từ 100 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tỉnh đầu tư hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là việc thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ sản xuất...
Tại hội nghị, đồng chí Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng chí nhấn mạnh, sắp tới Xuân Lộc cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng đời sống cho người dân, bao gồm: rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện tốt quy hoạch, nhất là quy hoạch nông nghiệp và dịch vụ, gắn với vùng sản xuất tập trung.
Ngoài ra, huyện cần tiếp tục đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi theo kế hoạch quy hoạch; đồng thời chủ động phối hợp, thống nhất hỗ trợ người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị gia tăng, trong đó có việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của Xuân Lộc.
Có thể bạn quan tâm
Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.
Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Theo bà Lâm Thị Thương Huyền, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Chà: Từ cuối năm 2013 đến nay, Trạm đã xây dựng 8 mô hình khuyến nông cho hàng trăm hộ nông dân ở các xã: Sa Lông, Huổi Lèng, Na Sang... Thành công của mô hình đã khuyến khích nhiều hộ nông dân làm theo để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Vụ đông xuân năm 2014 – 2015 dự ước được mùa đã mang lại niềm vui cho nông dân huyện Mường Ảng. Hiện nay, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ mùa.