Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Bình Thuận Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta

Thanh Long Bình Thuận Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta
Ngày đăng: 12/09/2014

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.

Đến thời kỳ đơm hoa kết trái, nhà vườn Đài Loan tỉa thưa gồm 1 cành mẹ và 1 nhánh con, xử lý cho ra hoa, 1 trái/nhánh, trái được bao bọc. Cách lên luống, làm giá đỡ, tỉa thưa cành… nhằm tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế được dịch bệnh, giúp cây phát triển tốt.

Mùa đông, các nhà vườn chong đèn compact để xử lý vụ mùa nghịch. Với kỹ thuật trồng trọt và canh tác tốt, thanh long Đài Loan vẫn giữ hương vị màu sắc vượt trội, trọng lượng to đồng đều, hàm lượng đường cao, đặc biệt vượt qua hàng rào kiểm dịch nghiêm ngặt của Nhật Bản – một thị trường khó tính (kể cả mùa đông).

Năm 2010, thanh long trở thành cây phổ biến ở khu vực miền Trung và Nam của Đài Loan, với diện tích 800 ha, sản lượng hàng năm 15.158 tấn mang về 13,38 triệu USD. Cũng trong năm 2010, thanh long Đài Loan xuất sang Nhật Bản với số lượng gần 100 tấn. Đó là những thông tin mà gần đây báo chí trong và ngoài nước đề cập.

Nhìn lại cách trồng và xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận vẫn còn khá bấp bênh. Theo các công ty xuất khẩu thanh long, mặt hàng này vẫn chưa vượt qua hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những thị trường tương đối khắt khe như châu Âu, châu Mỹ, Nhật…

Khoảng 80% sản lượng thanh long xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, có nhiều rủi ro cho người trồng, đặc biệt về giá thành. Các nhà vườn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng thanh long trong quá trình sản xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, khá nhiều nông dân trồng thanh long trên đất lúa, vốn dĩ đất lúa thấp, độ ẩm cao, không đánh liếp cao trước khi xuống giống. Đặc biệt mùa mưa dễ bị ứ nước ở gốc, nếu không thoát kịp. Các nhà vườn trồng theo kiểu truyền thống, giữ lại quá nhiều cành, nhiều lớp tạo sự ẩm thấp.

Chính sự ẩm thấp tạo điều kiện ủ bệnh và sâu bệnh phá hoại. Cụ thể, mùa mưa năm 2014, bệnh đốm trắng hoành hành trên khắp các nhà vườn thanh long tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, gây thiệt hại lớn cho người trồng vì chưa có thuốc đặc trị.

Trước tình hình dịch bệnh trên cây thanh long, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đưa ra quy trình “Quản lý bệnh đốm trắng trên thanh long tạm thời” như sau: Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công vào mùa mưa, nhiệt độ 30 - 35oC và độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm phát triển và lây lan nhanh. Bệnh thường tồn tại trong đất, tán cây, xác bã thực vật có trong vườn hoặc trên cành, trái bị bệnh mà chưa được tiêu hủy, có thể lây lan qua gió, mưa bão, nguồn nước và dụng cụ cắt tỉa…

Người trồng cần vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: cắt tỉa cành bệnh, trái bệnh, thu gom tập trung lại một chỗ, đào hố, dùng vôi để xử lý. Không vứt cành bệnh, trái bệnh xuống mương, rạch hoặc trong vườn. Quản lý chặt nguồn nước như đánh rãnh thoát nước, không để ứ đọng nước trong vườn.

Sau khi thu hoạch quả cuối vụ, cắt tỉa cành nhiễm bệnh, cành vô hiệu để tạo điều kiện thông thoáng và có thể phun ướt đều khử trùng toàn bộ tán cây bằng nhóm thuốc trừ nấm phổ rộng (gốc đồng…). Với những vườn cây lâu năm, ít cắt tỉa và nhiễm bệnh nặng cần phải phun thuốc thật kỹ phía bên trong tán.

Cần vệ sinh dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động trước, trong và sau khi sử dụng. Đặc biệt, khử trùng các dụng cụ cắt tỉa như kéo cắt cành, liềm… bằng dung dịch khử trùng (cồn 70o) khi phải cắt tỉa từ cây bị nhiễm bệnh sang cây khỏe.

Khi bệnh mới xuất hiện, tiến hành phun thuốc sớm, phun luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Carbendazim + Hexaconazole, Propiconazole 7 - 10 ngày/lần tùy vào điều kiện thời tiết, phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán. Chú ý phun kết hợp với chất hỗ trợ bám dính (Siloxane Alkoxylate, Latex polymer blend, Siloxanepolyal kyleneoxide) theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm giúp thuốc lan tỏa tốt, gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Ớt Mất Mùa, Mất Giá Ớt Mất Mùa, Mất Giá

Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.

19/01/2015
Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

19/01/2015
2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm 2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

19/01/2015
Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015