Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu có các giải pháp phù hợp, chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Gia đình ông Đoàn, ấp Sương Thới 3, xã Thới Thạnh là một trong những hộ dân đầu tiên tham gia chương trình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu với mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa.
Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.
Nằm ở vùng cửa sông ven biển, việc kiểm soát tốt độ mặn trong nước, người dân đã kết hợp được hài hòa việc trồng dừa năng xuất cao với nuôi tôm càng xanh. Thu nhập nhiều hộ gần 200 triệu đồng/năm.
Nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa chỉ là một trong nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu triển khai thí điểm ở hai tỉnh là Bến Tre và Quảng Nam. Tại Hội nghị tổ chức ở hai tỉnh này mới đây, đại diện Bộ TNMT và các Bộ, ngành đánh giá cao các giải pháp và sẽ có cơ chế nhất là quy hoạch để áp dụng cho các địa phương khác.
Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Quy hoạch không chỉ ở địa phương mà quy hoạch vùng. Ví dụ ở ĐBSCL nếu áp dụng đơn lẻ, hiệu quả không cao. Những vùng miền núi phải có quy hoạch tổng thể từ đó có giải pháp đối với vùng và từng tỉnh”.
Trọng tâm của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là xây dựng hạ tầng, đê kè, trồng rừng ngập mặn. Tất cả nhằm hỗ trợ các cộng đồng dân cư áp dụng hiệu quả các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp, có cuộc sống ổn định ngay trên vùng đất đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đã xuất hiện rải rác hiện tượng sâu bệnh trên thanh long, được bà con gọi là bệnh “lạ”. Trước thực tế này, đại diện 24 hộ dân thuộc Tổ hợp tác thanh long VietGAP Cẩm Hang (thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng, nhờ tìm cách điều trị bệnh…

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) vừa công bố ra thị trường bộ tiêu chuẩn về quy trình chứng nhận cho cá tra. Đây là bộ tiêu chuẩn thứ hai do ASC đưa ra. Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của ASC được thực hiện cho cá rô phi vào hồi tháng 3/2012.

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Ngày 4.5, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho biết, bọ dừa đã xuất hiện và gây hại gần 1.800ha dừa ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An với tỷ lệ hại 55-60%, có nơi gây hại đến 85%.

Sáng qua (22.6), đoàn công tác liên ngành của TP. Hà Nội đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Tây Tựu (xã điểm của huyện Từ Liêm).