Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng) có khoảng bốn trăm trụ trồng thanh long ruột đỏ và trắng, mỗi trụ cho thu hoạch ổn định mỗi vụ từ 15 đến 20 kg. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua. Mỗi kg được giá 40 nghìn đồng, một năm gia đình ông Thuận thu về cả trăm triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với một hộ dân ở miền núi phía bắc. Các hộ dân cho biết, với ưu điểm thanh long quả to, ngọt, thu mua tận gốc, không phải qua xử lý chất bảo quản cho nên số thanh long các hộ trồng trên địa bàn không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Trước khi trồng phải dựng cột bê-tông làm trụ đỡ, mỗi trụ chiều rộng, chiều dài cách nhau khoảng 3m.
Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, độ đường trong quả thanh long tăng khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, lý tưởng nhất là trồng hướng nam và đông nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ chung quanh gốc, một năm bón ba lần phân (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả).
Trong thời gian cây thanh long chưa khép tán, có thể tận dụng quỹ đất trồng xen một số loại cây hoa màu. Từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch khoảng 22 đến 25 ngày. Một năm, cây ra bốn lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ sáu đến bảy tháng (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.