Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu có các giải pháp phù hợp, chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Gia đình ông Đoàn, ấp Sương Thới 3, xã Thới Thạnh là một trong những hộ dân đầu tiên tham gia chương trình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu với mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa.
Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.
Nằm ở vùng cửa sông ven biển, việc kiểm soát tốt độ mặn trong nước, người dân đã kết hợp được hài hòa việc trồng dừa năng xuất cao với nuôi tôm càng xanh. Thu nhập nhiều hộ gần 200 triệu đồng/năm.
Nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa chỉ là một trong nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu triển khai thí điểm ở hai tỉnh là Bến Tre và Quảng Nam. Tại Hội nghị tổ chức ở hai tỉnh này mới đây, đại diện Bộ TNMT và các Bộ, ngành đánh giá cao các giải pháp và sẽ có cơ chế nhất là quy hoạch để áp dụng cho các địa phương khác.
Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Quy hoạch không chỉ ở địa phương mà quy hoạch vùng. Ví dụ ở ĐBSCL nếu áp dụng đơn lẻ, hiệu quả không cao. Những vùng miền núi phải có quy hoạch tổng thể từ đó có giải pháp đối với vùng và từng tỉnh”.
Trọng tâm của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là xây dựng hạ tầng, đê kè, trồng rừng ngập mặn. Tất cả nhằm hỗ trợ các cộng đồng dân cư áp dụng hiệu quả các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp, có cuộc sống ổn định ngay trên vùng đất đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Related news
Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).
Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.
Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.
Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).