Bắc Bình (Bình Thuận) Thực Hiện Mô Hình Ủ Cành, Quả Thanh Long Bị Bệnh Làm Phân Hữu Cơ
Bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xảy ra ở 17/18 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình (Bình Thuận) gây thiệt hại cho người trồng thanh long. Thực hiện Tháng hành động vệ sinh vườn thanh long, vừa qua Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thực hiện mô hình ủ cành, quả thanh long bị bệnh làm phân hữu cơ.
Mô hình được triển khai tại thị trấn Chợ Lầu, có quy mô 5 ha với 6 hộ tham gia. Là một trong những nhà vườn có tỉ lệ nhiễm bệnh đốm nâu khá cao, hộ anh Lâm Hồng Đức ở thôn Hòa Thuận đã mạnh dạn tham gia mô hình và được cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn vệ sinh vườn thanh long và kỹ thuật xử lý cành, quả thanh long bị bệnh bằng chế phẩm BIO - ADB làm phân hữu cơ. Anh Lâm Hồng Đức cho biết: Nếu mô hình này đạt hiệu quả thì bệnh đốm nâu không còn là nỗi lo.
Gia đình anh Đức có 400 trụ thanh long. Thời điểm đất trong vườn đạt độ ẩm cao, tỉ lệ cành, quả thanh long của vườn nhà anh bị nhiễm bệnh đốm nâu lên tới 50%, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho gia đình. Vì vậy sau khi được tập huấn về quy trình tiêu hủy nguồn bệnh và quản lý loại bệnh này, anh và các thành viên trong mô hình đã có ý thức trong việc vệ sinh vườn, phòng bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Tham gia mô hình, các hộ còn được cung cấp một số loại thuốc giúp cành thanh long mau phục hồi về tốc độ sinh trưởng và các chế phẩm sinh học để ủ cành, quả thanh long bị bệnh thành phân hữu cơ.
Quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh do Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện: Sau khi cắt tỉa cành thanh long bị bệnh, thu gom và đem ủ, phun bổ sung chế phẩm sinh học BIO-ADB và phụ gia vào đống ủ. Sau 30 ngày cành, quả thanh long bị phân hủy và sau 45 ngày có thể sử dụng làm phân bón.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Dưa hiện đang cho thu hoạch, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, giảm 3 - 4 tạ, giá bán từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với năm trước. Nông dân thua lỗ 3 - 4 triệu đồng/sào.
Các hộ tham gia thực hiện mô hình được được hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là 124,5 triệu đồng.
Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Thời gian qua, có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp “cứu” ngành công nghiệp cá tra, tuy nhiên đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Và thực tế buồn là giá cá tra vẫn tiếp tục lao dốc, chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.