Cam Xã Đoài (Nghệ An) Giá 70 Nghìn Đồng/quả
Với giá bán chỉ 70 ngàn/quả nhưng đặc sản cam xã Đoài vẫn đang hút hàng, nhiều người tìm mua, Cam xã Đoài là loại cam ngon và có giá cao nhất hiện nay ở Nghệ An. Giá thời điểm cận Tết có thể bị đẩy lên cao hơn 100 ngàn.
Cam Xã Đoài là đặc sản riêng có ở Nghệ An và là niềm tự hào của người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Giống cam này trước đây chỉ trồng ở xã Nghi Diên, nhưng những năm gần đây được các nhà khoa học và nông dân chiết ghép, lai tạo, đưa đến trồng và nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.
Tuy nhiên, việc trồng và nhân rộng không thành công như mong đợi. Thực tế cho thấy chỉ duy nhất trồng ở xã Nghi Diên mới đem lại hương vị thơm, ngon, ngọt, nhiều nước, đúng với thương hiệu cam Xã Đoài.
Hiện nay việc bảo tồn, phục hồi giống cam Xã Đoài gặp rất nhiều khó khăn. Ngay tại xã Nghi Diên cho dù rất nhiều hộ dân muốn trồng loại cam này, nhưng việc trồng cũng không đơn giản do nguồn giống cam sạch bệnh khan hiếm và chất đất để trồng bị thoái hóa, lai tạp...
Nhiều hộ dân tại xã Nghi Diên cho biết, cam Xã Đoài khi mới trồng thì cây tốt, khỏe, vụ đầu cho quả bình thường, nhưng những vụ sau, cây cam thường hay bị bệnh, cây yếu, thậm chí chết dần, quả ít hoặc không cho quả. Chính vì vậy, cam Xã Đoài vốn đã khan hiếm càng trở nên khan hiếm hơn.
Do là đặc sản, có giá cao nên cam Xã Đoài thường được nhiều người tìm mua để làm quà biếu hoặc để thờ cúng trên bàn thờ vào dịp tết đến, đầu năm mới. Hiện nay hầu hết các vườn cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên đã được khách hàng đặt cọc trước tiền để mua dùng vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm
Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.
Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi
Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.
Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.