Thị Trường Rau Tết Ế Ẩm
Chưa năm nào như thời điểm Tết năm nay, thị trường rau Tết xuống giá trầm trọng, nguyên nhân do sản lượng dồi dào, nguồn cung vượt nhu cầu sử dụng, rau củ không những không giữ được mức giá ngày thường mà còn giảm sâu hơn.
Thông thường vào những ngày giáp Tết, mặt hàng thiết yếu như rau xanh sẽ nhích giá lên so với ngày thường. Thế nhưng những ngày qua, giá rau ngoài thị trường giảm khá mạnh, còn tại vườn, nông dân bán cho tư thương rẻ như cho. Đây là nghịch lý mà không ít người trồng rau đang phải hứng chịu.
Dạo qua các các chợ Hà Đông, chợ Cầu Mới, chợ Phùng Khoang (Hà Nội) đa số các loại rau củ đều xuống giá, rau súp lơ ngày thường có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/cây, nay giảm xuống còn 4.000 - 5.000 đồng/cây; rau cải thảo có giá ngày thường 8.000 - 10.000 đồng/kg, nhưng nay chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg; bắp cải giá chỉ 3.000 đồng/kg, cải cúc trước 3.000 – 3.500 đồng/mớ, hiện còn 1.000 – 1.500 đồng/mớ…
Bà Nguyễn Thị Hà (Thanh Trì- Hà Nội) ngậm ngùi: “Tôi trồng hơn 3 sào khoảng 4.500 cây. Một cây cải bắp giống khi mua từ 1.300-1.500 đồng. Nay bán buôn tại ruộng chỉ được 1.000 đồng/cây. Như vậy, quá lỗ, còn công chăm bón nữa chứ. Vào thời điểm giáp Tết âm lịch năm ngoái, cải bắp được bán với giá 7.000/kg. Rẻ quá, định để ra Giêng bán cho được giá, nhưng không thể để được vì để lâu bắp cải gặp sương muối sẽ hỏng hết!
Ngoài ra, so với rau sản xuất đại trà, rau an toàn có cao hơn vài giá, nhưng nhìn chung cũng giảm hơn so với năm ngoái. Cụ thể, rau cải cay năm ngoái đạt 12.000- 15.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, súp lơ từ 18.000- 20.000 đồng/cây, nay chỉ còn 6.000 -7.000 đồng/cây. Nhiều nơi rau bán tại vườn rẻ như cho, báo hiệu vụ rau tết thất bại. Một số hộ còn trông chờ vào một số rau, củ có thể tăng giá vào 27, 28 Tết để gỡ gạc, nhiều hộ khác đã chỉ còn trông chờ vào vụ rau sau Tết được giá khi cầu tăng trở lại.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội)- cho biết, thành phố hiện có khoảng 6.500ha rau các loại, tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Giá rau giảm khiến người tiêu dùng phấn khởi, nhưng người nông dân thì kém vui. Hiện các hộ trồng rau vẫn đang tích cực gieo cấy lứa rau mới và chăm sóc rau non, hy vọng gỡ gạc lại vốn trong dịp đầu năm.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, dự báo nguồn rau cung cấp ra thị trường vẫn rất dồi dào, giá các loại rau có xu hướng nhích lên, nhưng sẽ không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm từ dừa cũng giống như các loại hàng hóa trên thị trường, giá cả của nó tuân theo quy luật cung - cầu. Khi giá dừa đột nhiên xuống thấp, người đầu tiên bị giảm thu nhập, đời sống khó khăn là nông dân trồng dừa.
Đến hẹn lại lên, tháng 6 này, người dân thôn Bách Tính, xã Nam Hồng (Nam Trực, Nam Định) lại háo hức đón chờ Euro đúng vào vụ thu hoạch lúa đang ở cao trào .
Hai Kiên (Nguyễn Trung Kiên, ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) được nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận biết đến bởi sáng kiến: “Nuôi dưỡng cua ít gạch, cua óp và cua y mềm thành cua gạch, bán giá cao”
Hiện nay, nhiều người lo ngại việc dịch tai xanh đang diễn biến khó lường và nguy cơ lây lan cao ở các tỉnh phía Bắc có thể dịch sẽ tiếp tục tấn công các tỉnh miền Trung và phía Nam.
Ngày 22.6, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết giá cá tra đang giảm mạnh. Hiện thương lái mua cá tra tại ĐBSCL với giá 18.000 đồng/kg.