Giá Mủ Cao Su Thấp, Nông Dân Dừng Khai Thác Để Chăm Sóc Cây
Trong những năm gần đây, diện tích cao su của Bình Thuận phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Nam của tỉnh và được trồng trên nhiều loại đất.
Ngoài diện tích trồng theo quy hoạch, một phần diện tích khá lớn (10.141 ha) phát triển tự phát nằm ngoài quy hoạch; đến cuối năm 2013 là 41.037 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích trồng mới cao su không nhiều, có xu thế chậm lại, toàn tỉnh trồng mới được 105 ha.
Sản lượng mủ cao su Bình Thuận tăng nhanh qua từng năm; năm 2005 đạt 6.518 tấn, đến năm 2010 sản lượng đạt 19.308 tấn, tăng gấp 3 lần so với với năm 2005; đến năm 2013 đạt 34.954 tấn. Hệ thống thu mua, chế biến cao su trên địa bàn tỉnh khá đa dạng, gồm các mạng lưới thu mua mủ tư nhân trong và ngoài tỉnh.
Công ty TNHH một thành viên Cao su Bình Thuận trong năm 2013 đã tiêu thụ được 11.210 tấn (khai thác 6.219 tấn, thu mua 4.991 tấn), tổng doanh thu đạt 566 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 86,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 49 tỷ đồng. Hiện tại, công ty đã ký hợp đồng thu mua mủ cao su với 81 đơn vị sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tuy Bình Thuận có diện tích cao su lớn, tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua, nhưng đóng góp của ngành hàng cao su cho nền kinh tế của tỉnh chưa tương xứng; mức độ đóng góp cho ngân sách của tỉnh hàng năm chỉ đạt khoảng 60% khả năng; do không thu mua hết sản phẩm nội tỉnh, mà chịu sự chi phối của tỉnh bạn; năng suất cao su của tỉnh chưa cao, hiện tại chỉ đạt bình quân 15 tạ/ha, còn thấp so bình quân của vùng Đông Nam bộ.
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2013, thu nhập bình quân của người lao động trong ngành hàng cao su là 5,5 - 6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn các loại cây trồng khác (cao hơn cà phê, điều, lúa,…). Xét một cách toàn diện, so với các loại cây trồng khác trong chu kỳ kinh doanh (cây cao su từ 25 - 30 năm) thì sản xuất cao su ở Bình Thuận luôn có hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014, diễn biến giá xuất khẩu mủ cao su giảm so với thời gian trước, không có lợi cho người trồng cao su. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh không có tình trạng người trồng cao su chuyển đổi tự phát diện tích trồng cao su sang cây trồng khác do giá xuống thấp. Tình hình giá mủ cao su sụt giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập và tình hình chăm sóc, khai thác vườn cây.
Do đó diện tích hiện tại, đối với diện tích đang khai thác, người dân chuyển từ chế độ cạo d2 (2 ngày cạo một lần) sang chế độ cạo d3 (3 ngày cạo một lần) nhằm giảm bớt chi phí và tăng thời gian nghỉ dưỡng cho cây; đối với diện tích chuẩn bị khai thác, đa số nông dân tạm dừng khai thác để tiếp tục chăm sóc, chờ đến thời điểm giá cao su được cải thiện sẽ đưa vào khai thác.
Có thể bạn quan tâm
Ngành xuất khẩu gạo liên tiếp đón nhận 2 tin không vui: Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch và Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu tháng 7-2014 đạt 615.844 tấn, trị giá FOB 264,607 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 429,67 USD/tấn. So với tháng 6, số lượng giảm 8,09%, trị giá giảm 6,75%, giá bình quân tăng 6,15 USD/tấn.
Các nhà xuất khẩu gạo Thái đang tràn trề tự tin với việc có thể giành được hợp đồng nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng 25% tấm của Philippines dự định đấu thầu vào 27/8 tới đây.
Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.
Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và nhận được thông tin, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.