Người Nuôi Gà Lại Lỗ
Sau một thời gian ngắn giá gà công nghiệp tại trại chăn nuôi đạt mức 35.000-36.000 đồng/kg nhưng cả tuần qua, giá giảm mạnh chỉ còn 26.000 đồng/kg
Giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi ở các tỉnh miền Đông (khu vực chiếm 2/3 sản lượng gà công nghiệp của cả nước), 2 tuần qua còn 26.500 đồng/kg (giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng).
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, cho biết gần như ngày nào giá gà cũng bị giảm, nhiều chủ trại gà hốt hoảng phải bán tháo làm cho giá càng giảm sâu.
Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, có 3 nguyên nhân khiến giá gà công nghiệp giảm trong thời gian qua là thời điểm tháng 5 và tháng 6 giá gà tăng cao, lên đến 37.000 - 38.000 đồng/kg nên các công ty và người chăn nuôi ồ ạt tăng đàn.
Riêng thị trường phía Nam, tỉ lệ tăng đàn ước lên đến 10%, từ trung bình 1,5 triệu con/tuần lên 1,7 triệu con. Thời điểm này rơi vào mùa nghỉ hè, thịt gà công nghiệp vốn tiêu thụ phần lớn ở phân khúc bếp ăn trường học, quán cơm. Nguyên nhân khác là do lượng thịt nhập khẩu về tăng đột biến trong tháng 5 và 6, lên đến gần 10.000 tấn thịt gà.
Giá gà tại các trại giảm sâu nhưng giá bán lẻ đến tay người dùng lại không hề giảm, người tiêu dùng vẫn đang phải mua thịt gà công nghiệp ở mức cao từ 50.000-60.000 đồng/kg. Đúng ra giá gà tại trại chăn nuôi giảm 10.000 đồng/kg thì giá bán lẻ phải giảm tương ứng, hoặc ít nhất phải giảm 5.000-6.000 đồng để chia sẻ với người tiêu dùng cũng như người chăn nuôi. Nhưng giá gà trên thị trường vẫn cao, cho thấy khâu trung gian, bán lẻ thịt gà trên thị trường hưởng lãi rất lớn.
Sau một thời gian bán tháo gà do giá giảm mạnh, nguồn cung cấp không còn nhiều nên từ đầu tuần này giá gà công nghiệp đã tăng trở lại lên 30.000-31.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá trên người nuôi vẫn chưa có lãi, do giá thành chăn nuôi hiện nay lên đến 32.000 đồng/kg. Theo ông Ngọc, với mức giá tăng lên này người nuôi lại đổ xô nuôi gà, tăng đàn dẫn đến dư thừa và điệp khúc rớt giá lại tiếp diễn dẫn đến nợ nần, thua lỗ đối với người chăn nuôi.
Trứng gà từ trang trại chăn nuôi có giá trung bình 1.700 đồng/trứng, cộng với chi phí vận chuyển, làm sạch, đóng gói từ 235-250 đồng.
Nhưng khi giá bán đến tay người dùng lên đến 2.500 đồng/trứng, chênh lệch hơn 500 đồng/trứng. Trong khi người chăn nuôi đầu tư hàng tỉ đồng, với thời gian nuôi hơn 6 tháng, chịu lãi suất và nhiều rủi ro thị trường, dịch bệnh nhưng cũng chỉ lãi hơn 100 đồng/trứng. Đó là thời điểm được giá, còn phần lớn thời gian trong năm người nuôi gà đẻ phải bán dưới giá thành.
Được biết 6 tháng đầu năm, người nuôi gà phải chịu lỗ nặng, do giá bán thấp hơn giá thành. Thời điểm này, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi chỉ còn 900-1.400 đồng/trứng nhưng giá bán trên thị trường vẫn duy trì ở mức 2.300 đồng/trứng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7, giá trứng gà tại trại vừa nhích lên 1.800-1.900 đồng/trứng, ngay lập tức thị trường đẩy giá lên khoảng 10%.
Có thể bạn quan tâm
Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.
Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.
Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.
Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.
TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.