Thị trường đường thế giới có thể thiếu hụt tới 5,6 triệu tấn do El Nino
Các chuyên gia hàng hóa của Green Pool – trụ sở ở Brisbane, Australia - nhận định, nguồn cung đường sẽ thiếu hụt 5,6 triệu tấn so với nhu cầu trong niên vụ 2015/16, cao hơn nhiều so với con số 4,61 triệu tấn dự báo hồi tháng 8, và sẽ là năm đầu tiên thiếu hụt trong vòng 6 năm trở lại đây.
Green Pool dự báo sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ ở mức 177,267 triệu tấn.
Trước đó, nhiều tổ chức quốc tế cũng đều cảnh báo về khả năng sẽ thiếu cung trên thị trường đường. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sẽ thiếu 3,8 triệu tấn trong niên vụ này, còn Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo sẽ thiếu hụt 2,5 triệu tấn và niên vụ 2016/17 sẽ thiếu 6,2 triệu tấn, dựa trên cơ sở tiêu thụ hàng năm tăng khoảng 2,5%.
Dự báo về cán cân cung-cầu đường của các tổ chức quốc tế (triệu tấn)
Lần gần đây nhất thị trường thế giới bị thiếu cung đường là niên vụ 2008/09, khi sản lượng thấp hơn 23 triệu tấn so với nhu cầu sau 2 niên vụ.
Sau 4 năm liên tiếp giảm – kỳ giảm giá dài nhất kể từ năm 1961- giá đường thô tại New York dã tăng 34% kể từ tháng 8 – thời điểm giá thấp nhất 7 năm. Riêng trong tháng 9 vừa qua, giá đã tăng 27,50%. Phiên 7/10 giá lên tới mức cao kỷ lục, 13,98 US cent/lb. Mặc dù vậy, so với đầu năm giá hiện vẫn thấp hơn khoảng 6,5%.
Những hợp đồng kỳ hạn giao gần đang đắt hơn so với các kỳ hạn xa hơn, dấu hiệu chứng tỏ nguồn cung đang khan hiếm dần.
El Nino, đã gây ra thời tiết khô hạn ở nhiều nơi thuộc châu Á, và mưa quá lớn ở Nam Mỹ, đợt này sẽ có cường độ mạnh nhất kể từ 1997-98 và giai đoạn hoạt động mạnh nhất sẽ rơi vào gần cuối năm nay, theo Cơ quan Khí tượng Australia.
Green Pool cho biết thời tiết xấu sẽ làm giảm sản lượng ở Trung Mỹ và Nam Á, đặc biệt ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới.
Theo Green Pool, sản lượng của Ấn Độ sẽ chỉ đạt khoảng 26,5 triệu tấn, giảm so với 27,3 triệu tấn dự báo trước đây do lượng mưa trong năm nay giảm mạnh so với mọi năm.
Giá đường tại Ấn Độ đã tăng từ mức 2.307 rupee/tạ hồi đầu tháng 8 lên 2.856 rupee hiện nay.
Dự báo về sản lượng của Trung Quốc cũng được điều chỉnh từ 9,9 triệu tấn xuống 9,6 triệu tấn và có thể sẽ còn giảm hơn nữa. Khô hạn cũng sẽ làm giảm sản lượng của các nước Trung Mỹ và Nam Phi.
Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, sẽ thu hoạch 595 triệu tấn mía, tăng 4,2% so với niên vụ trước, nhưng sản lượng đường sẽ giảm gần 4% xuống 30,8 triệu tấn bởi các nhà máy sử dụng nhiều mía hơn để chế biến ethanol. Nhu cầu ethanol hàng ngày ở quốc gia này hiện đạt vượt cả mức cao kỷ lục của năm 2009.
Tiêu thụ ethanol đã tăng 45% trong 8 tháng đầu năm nay. Chỉ riêng trong tháng 8, tiêu thụ tăng 56%.
Quốc gia này đã phải thay đổi chính sách nhập khẩu nhiên liệu và khuyến khích sản xuất ethanol từ mía để pha trộn với xăng, do đồng nội tệ (real) giảm giá mạnh (giảm trên 30% trong vòng 2 tháng qua).
Sản lượng của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Liên minh châu Âu dự báo cũng sẽ giảm “mạnh”.
Có thể bạn quan tâm
"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.
Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.
Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.