Iải Pháp Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.
Với tiềm năng và thế mạnh về đất, khí hậu, kèm với kinh nghiệm canh tác lâu năm của nông dân, trong những năm qua cây tiêu đã đem lại giá trị thu nhập cao giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên vài năm trở lại đây do giá hồ tiêu tăng cao khiến người dân trong tỉnh nôn nóng đầu tư theo kiểu phong trào. Nhiều vườn tiêu mới được trồng ở những nơi đất đai không phù hợp, việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế... Trong khi hồ tiêu đòi hỏi nhiều về kỹ thuật từ khâu chọn giống đến chăm sóc.
Tại hội thảo về phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững tổ chức ngày 19-11, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp nhằm định hướng phát triển thương hiệu hồ tiêu như: Nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống hồ tiêu thích nghi rộng, ít bị nhiễm bệnh như tiêu Vĩnh Linh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng và tiêu Trung, từng bước trồng, thay thế các vườn tiêu cho năng suất thấp; chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nhân giống, trồng và chăm sóc vườn tiêu, đặc biệt kỹ thuật bón phân ở từng độ tuổi trên nhiều vùng đất khác nhau, quy trình phòng trừ địch hại, tưới nước kết hợp với bón phân N và K bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoặc tưới nước phun mưa dưới tán.
Sở Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân không nên lạm dụng phân bón, thuốc hóa học để chăm sóc hồ tiêu, mà nên phát triển loại cây trồng này theo hướng sinh học; khuyến khích hệ thống đa canh, đa dạng hóa sản phẩm trong nông hộ nhằm giảm sự lệ thuộc vào một sản phẩm; quan tâm hơn nữa đến chất lượng tiêu về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm xuyên suốt từ nông hộ, xuất khẩu tới tay người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.
Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…
Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.