Trồng 126,5 Ha Rừng Nguyên Liệu Dó Bầu

UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.
Theo đó, dự án được thực hiện trên quy mô 126,5ha tại xã Phú Mỡ (Đồng Xuân), gồm: 50ha Công ty TNHH Cây Xanh đã trồng rừng dó bầu và 76,5ha đất quy hoạch rừng sản xuất. Dự án nhằm xây dựng vùng nguyên liệu, tạo trầm, kỳ, chiết xuất tinh dầu trầm từ các loại cây dó; bảo tồn loại cây quý hiếm, tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. Dự án còn giúp sử dụng hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, tạo môi trường sinh thái, chống mài mòn, hạn chế thiên tai; đồng thời giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng dự án.
Đến hết năm 2014, Công ty TNHH Cây Xanh phải hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với phần diện tích 50ha đã trồng và chuẩn bị các thủ tục để triển khai thực hiện giai đoạn 2. Doanh nghiệp này cũng phải phát dọn, chăm sóc diện tích cây dó bầu đã trồng; đồng thời đầu tư xây dựng đường bằng cản lửa, đường nội vùng, vườn ươm, trạm bảo vệ rừng, chòi canh. Năm 2015-2016, Công ty TNHH Cây Xanh liên kết với các hộ dân, tổ chức kinh tế tiếp tục trồng cây dó bầu trên phần diện tích 76,5ha; quy hoạch các cây dó đạt chuẩn để xử lý cấy tạo trầm, thu hoạch những cây đã xử lý đưa vào hoạt động sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tỏi một tép (còn gọi là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng và mua với giá gấp 7 lần loại thông thường.

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai.

Theo anh Quàng Văn Phiêu ở bản Pó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La): “Chăn nuôi rất quan trọng với kinh tế hộ. Dù nghèo nhưng nếu nuôi thêm được 5-7 mái gà, 1-2 con lợn hoặc 3-4 con dê là mỗi năm tăng thu thêm tiền triệu đấy...”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện phương châm giải quyết đất lâm nghiệp bị bao chiếm đến đâu, thì tổ chức trồng rừng đến đó.