Thêm 3 Giống Lúa Thuần Chất Lượng Cao

Để đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tích cực đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt. Kết quả đã xác nhận thêm 3 giống lúa có chất lượng là Hoa ưu 109, PC6 và AQ6.
Giống lúa thuần Hoa ưu 109 là một trong những giống đã được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Tổng Công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình khảo nghiệm thành công tại các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa trong vụ hè thu vừa qua.
Trong 4 tháng trình diễn, giống Hoa ưu 109 cho thấy nhiều ưu điểm như tỷ lệ nảy mầm trên 90%, mạ sinh trưởng khỏe, chiều cao cây đạt 100 – 110 cm, đẻ nhánh sớm, bông to và đóng hạt dày. Cùng với khả năng chống chịu hạn và kháng bệnh tốt, nhất là bệnh đạo ôn, cổ bông, khô vằn và lem lép hạt, dễ thâm canh, giống lúa thuần Hoa ưu 109 còn cho năng suất cao, trung bình đạt 6,5 – 7,5 tạ/sào.
Anh Nguyễn Hữu Nhân, một trong những hộ tham gia mô hình tại xã Đức Mạnh (Đắk Mil) cho biết: “Tôi rất mừng vì được trực tiếp tham gia khảo nghiệm giống lúa mới vì vừa được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn tận tình vừa tìm được giống lúa mới phù hợp ngay tại ruộng gia đình đang canh tác. Tôi thấy giống lúa này cũng dễ trồng và chăm sóc nên trong vụ tới chắc chắn sẽ thêm vào danh sách giống lúa cần gieo cấy của gia đình”.
Tương tự, giống lúa PC6 cũng đạt được kết quả khả quan khi khảo nghiệm tại cánh đồng lúa xã Nam Dong (Chư Jút). Với thời gian sinh trưởng 90 - 93 ngày, dạng hình gọn, cứng cây, đẻ nhánh sớm, khỏe; chiều dài bông từ 24-26cm, to; chống chịu sâu bệnh khá; trong quá trình canh tác ít xuất hiện các loại sâu bệnh hại như bệnh thối bẹ, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, chịu thâm canh và thích ứng rộng, năng suất cao.
Ngoài ra, PC6 còn cho tỷ lệ gạo/lúa cao, đạt 70%, hạt gạo ít gãy vụn, gạo trắng trong, không bạc bụng, cơm mềm, bóng và đậm. Theo UBND xã Nam Dong thì trong quá trình canh tác lúa, do thói quen nên bà con vẫn sử dụng một số giống lúa địa phương cho năng suất thấp, khả năng kháng bệnh yếu và dễ mắc các bệnh hại lúa nguy hiểm như rầy nâu, rầy lưng trắng.
Do vậy, ngành nông nghiệp đưa các giống mới vào khảo nghiệm, đánh giá kết quả ngay tại các chân ruộng sẽ giúp người dân yên tâm chọn giống mới vào gieo cấy. Dựa vào kết quả khảo nghiệm thành công ở mô hình trình diễn, xã sẽ bổ sung thêm giống lúa PC6 vào bộ giống của xã để khuyến khích nông dân đưa vào gieo cấy thay thế một số giống đã thoái hóa.
Theo Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư tỉnh thì trong vụ hè thu 2013, ngoài hai giống lúa đã nêu, đơn vị cũng đã tiến hành khảo nghiệm thêm 2 giống lúa khác và thấy giống lúa AQ6 phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng kháng sâu bệnh cao, dễ thâm canh, năng suất cao, có thể bổ sung vào bộ giống của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.

Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.

Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.