Thêm 2 giống lúa mới cho chân đất phèn, mặn

Thực hiện chương trình giống, bên cạnh việc tổ chức khảo nghiệm lựa chọn các giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng tốt bổ sung cho bộ giống lúa của tỉnh;
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh cũng tiến hành khảo nghiệm để chọn ra các giống lúa có khả năng chịu phèn mặn phù hợp cho chân đất này, thay thế các giống lúa cũ đã thoái hóa.
Trong các năm từ 2013-2015, Trung tâm đã thực hiện các mô hình khảo nghiệm bộ giống lúa chịu phèn mặn tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, gồm 8 giống lúa: OM 136, OM 9581-2, AS 996, OM 9579, OM 6922, OM 161, OM 9576-1, CXT 30.
Các mô hình khảo nghiệm được thực hiện đúng quy trình khảo nghiệm giống lúa của Bộ NN&PTNT.
Bước đầu qua khảo nghiệm ở cả 2 vụ Đông Xuân (ĐX) và Hè Thu, cho thấy tất cả các giống đều sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chịu phèn mặn khá, ít sâu bệnh hại; trong đó có 2 giống lúa triển vọng nhất, là CXT 30 và OM 9581 - 2.
Giống lúa CXT 30 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 90 ngày, vụ Thu 88 ngày, năng suất thực thu vụ ĐX là 85 tạ/ha, vụ Thu 70 tạ/ha.
Giống lúa OM 9581 - 2 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 105 - 110 ngày, vụ Thu 97 ngày; năng suất vụ ĐX là 86,3 tạ/ha, vụ Thu 73 tạ/ha.
Vụ ĐX 2015 - 2016, Sở NN&PTNT sẽ đưa 2 giống lúa CXT 30 và OM 9581 - 2 vào cơ cấu các giống lúa có triển vọng, sản xuất thử của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.