Phát Triển Gà Đồi Sơn Động (Bắc Giang)

Nhắc đến gà sạch thơm ngon Bắc Giang mọi người nghĩ ngay đến gà đồi Yên Thế. Thế nhưng đối với gà đồi của huyện Sơn Động cũng có chất lượng rất ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua.
Với gia đình anh La Huy Tùng, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động thì chăn nuôi gà được xác định là hướng chính trong phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 300 - 400 con gà được chăn thả theo hướng bán công nghiệp. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm đã mang lại cho gia đình anh Tùng hơn trăm triệu đồng từ chăn nuôi gà.
Theo người tiêu dùng thì gà đồi Sơn Động ăn đượm, chắc thịt và thơm ngon, ăn một lần rồi khó thể quên. Cùng với chất lượng, mẫu mã gà đồi Sơn Động cũng biết đến với những đặc trưng da vàng, lông đỏ, mượt. Có được chất lượng và mẫu mã như vậy là do người nuôi gà nơi đây khá cẩn trọng từ khâu chọn giống, chăm sóc thả trên vườn đồi và sử dụng lượng thức ăn công nghiệp phù hợp.
Thời điểm này khi Tết nguyên đán Quý Tỵ đang đến gần cũng là lúc gà Sơn Động đang cung không đủ cầu. Ngoài phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương, gà Sơn Động được xem như một món “khoái khẩu” của nhiều người dân tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương…
Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên việc chăn nuôi gà thả vườn đã được cấp uỷ, chính quyền nhiều địa phương trong huyện Sơn Động quan tâm.
Là huyện vùng cao, diện tích đồi núi rộng, nguồn thức ăn sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi để Sơn Động phát triển chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh về phát triển chăn nuôi gà, UBND huyện Sơn Động đã có nhiều chính sách thúc đẩy lĩnh vực sản xuất này. Trong chương trình phát triển chăn nuôi, huyện Sơn Động đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò và đàn gà. Riêng với đàn gà, hiện địa phương đang triển khai thực hiện lồng ghép từ Chương trình 30a và một số dự án hỗ trợ người chăn nuôi.
Hiện nay, Sơn Động có khoảng 500 nghìn con gia cầm thu hút gần 300 hộ tham gia mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 200 - 250 tấn. Mặc dù giá gà nơi đây luôn cao hơn những địa phương khác từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, nhưng với chất lượng thơm, ngon, mã đẹp nên gà đồi Sơn Động luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua, đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.

Theo Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, các cấp hội trên địa bàn đã dựa vào thực tiễn của mình để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thực hành về sản xuất phân bón từ chế phẩm vi sinh vật đa chức năng tại thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong) và được người dân nơi đây vui mừng tiếp nhận.